02/01/2018 | 14:29

Đừng vì việc nhẹ lương cao mà chọn ngành sai, khiến bạn hối tiếc cả đời

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng, chọn ngành nghề tốt, gặp được công việc dễ, việc nhẹ lương cao là một trong những may mắn mà không ai có thể được. Chính vì vậy, cơ hội này các bạn phải nắm bắt lấy ngay và không hề biết chọn ngành đó có phù hợp với năng lực bản thân không, có phát huy hết được khả năng không….

Nhiều bạn trẻ khi được phỏng vấn: “Trong những yếu tố để chọn ngành nghề, công việc để làm thì bạn dựa theo điều gì?” Đa phần sẽ trả lời rằng: Công việc nào cũng được, gần nhà là được, đặc biệt lương phải ổn định, cao… Khi nhân viên tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề về  chiêu sinh,  tư vấn tuyển sinh, đưa ra câu hỏi, nhận thấy các bạn trẻ không quan tâm đến việc định hướng nghề nghiệp, chọn ngành gì, đa phần quan tâm đến lương ngành đó có cao học, làm có khó khăn, áp lực không…. Đề cao yếu tố tiền lương, yêu thích việc nhẹ dễ làm, sợ áp lực, nhiều việc khó thử thách, khiến các bạn trẻ sẽ đánh mất những cơ hội phát triển bản thân, kỹ năng mềm, cơ hội thăng tiến trong tương lai.

chọn ngành

Chọn ngành gì bây giờ? Không biết mình phù hợp với ngành nghề nào

Nguồn tư vấn giúp các bạn trẻ chọn ngành đúng

Tốt nghiệp THPT, các bạn học sinh đứng trước ngưỡng lựa chọn, mình sau này học ngành gì, làm gì trong tương lai. Đây là một câu hỏi không hề dễ dàng vì các bạn phải xác định yêu thích công việc gì, đam mê với công việc gì thì mới góp hết sức mình khi làm, học hỏi…

  1. Xem kỹ thông tin tư vấn tuyển sinh

Cuối năm học THPT luôn có chương trình hội thảo  tư vấn chọn ngành  nghề thi, chọn trường học, các bạn THPT nên tận dụng cơ hội này để nghiên cứu thông tin tuyển sinh 2018 khác gì với năm 2017, để từ đó học hỏi, nhớ kỹ để tránh những sai sót.

Đồng thời tại hội thảo hướng nghiệp lớp 12 sẽ có bàn tư vấn tuyển sinh trực tiếp do các anh chị khóa trên hoặc các chuyên gia tư vấn tuyển sinh của các trường được mời về, họ sẽ tư vấn và giải thích những thông tin tuyển sinh mới nhất. Ví dụ như nếu có câu hỏi về chọn ngành marketing thì phải thi khối nào, hoặc chọn trường nào để học ngành kế toán… các bạn THPT mạnh dạn đặt câu hỏi, đừng sợ mọi người cười hay sai. Vì khi bạn được giải thích thắc mắc, bạn biết được suy nghĩ của mình đã đúng chưa, quyết định chọn ngành đó có thực sự phù hợp với khả năng của mình…

  1. Khảo sát ngành nghề đang phát triển hiện nay

Thời đại Internet bùng nổ các bạn trẻ cũng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp năm 2020, ngành nghề đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay: từ mức lương, chế độ công việc đãi ngộ, lương thưởng,… Trên các báo điện tử cũng phản ánh rất rõ về thị trường lao động, doanh nghiệp đang cần nhân sự gì, để từ đó bạn chọn ngành cho đúng với xu thế, thay vì chọn nhầm ngành đang thừa nhân sự, sau ra trường khó tìm được việc làm.

  1. Nhờ người tư vấn (gia đình, bạn bè, thầy cô, anh chị khóa trên)

Gia đình: Những người thân trong gia đình bạn sẽ nắm rõ nhất bạn có thế mạnh là gì để từ đó đưa ra được góp ý cho bạn khi chọn ngành, tính cách và học lực bạn sẽ phù hợp với ngành nghề gì nhất, ngành nghề nào dễ xin việc… Trên cơ sở những góp ý của gia đình, bạn cũng sẽ có một vài ý kiến để tham khảo.

Thầy cô giáo là người hiểu rõ học lực của học sinh nhất, đưa ra lời khuyên chọn ngành hữu ích, phù hợp

Thầy cô giáo là người hiểu rõ học lực của học sinh nhất, đưa ra lời khuyên chọn ngành hữu ích, phù hợp

Thầy cô giáo: Là người có chuyên môn về lĩnh vực giáo dục, đồng thời là người biết chắc chắn học lực của bạn ở đâu, sẽ  tư vấn hướng nghiệp  cho bạn về điểm chuẩn của trường nào phù hợp với sức học, cùng với mong muốn làm nghề gì sau này. Đây cũng là một trong những người sẽ có tư vấn sát nhất, phù hợp nhất cho bạn khi đang băn khoăn không biết chọn ngành gì để thi, để học sau này.

  1. Tìm đến kênh tuyển sinh trực tuyến, có các chuyên gia hỗ trợ

Một vài bạn trẻ với tâm lý ngại hỏi trực tiếp thì kênh tuyển sinh trực tuyến là một địa chỉ hỗ trợ giải đáp những câu hỏi thắc mắc về tuyển sinh, cùng với tư vấn chọn ngành cho các bạn trẻ. Nơi tụ họp rất nhiều chuyên gia đầu ngành về giáo dục, người được đào tạo về tâm lý học, nên nắm rõ mong muốn của học sinh là gì, đồng thời là người giảng dạy trực tiếp, tuyển sinh liên tục, họ sẽ biết ngành nghề nào đang HOT, đang cần nhân sự. Hơn hết chuyên gia giáo dục sẽ đưa cho các bạn thông tin về  chọn lĩnh vực ngành nghề học  phù hợp với bạn nhất, bạn sẽ có một tham chiếu trên góc độ của người tuyển sinh.

Kênh tuyển sinh trực tuyến có nhiều hình thức tiếp cận:

  • Bạn truy cập vào website của kênh tuyển sinh onlinehttps://ketnoigiaoduc.vn/, bạn gửi câu hỏi thắc mắc và sẽ có người trả lời cho bạn sớm nhất.
  • Bạn liên hệ thông qua hotline để gặp nhân viên tư vấn trực tiếp, họ sẽ lắng nghe những câu hỏi của bạn, và góp ý xu hướng nghề nghiệp tương lai và đưa lời khuyênmột cách trực quan, chính xác, để bạn có thể ra quyết định chọn ngành chuẩn.
  • Mạng xã hội Facebook hiện nay, hầu như ai cũng sử dụng, chỉ việc soạn tin nhắn và ấn nút gửi, bạn có thể gửi nhiều câu hỏi cùng một lúc và được trả lời trực tuyến khi nhân viên tư vấn sẵn sàng trả lời cho bạn.

Kết nối giáo dục – kênh tư vấn chọn ngành uy tín cho học sinh

Kết nối giáo dục – kênh tư vấn chọn ngành uy tín cho học sinh

Trên đây là một số nguồn tư vấn giúp bạn trẻ có thêm những dữ liệu trước khi đưa ra quyết định chọn ngành nghề nào để theo học. Nhưng các bạn trẻ cần phải xác định được chính xác mình đang ở đâu, sức học như nào, yêu thích công việc nào, điều kiện kinh tế gia đình có cho phép theo đuổi ngành nghề đó hay không. Nếu gia đình bạn kinh tế không đủ chi trả, hãy tìm đến các trường học có chương trình  miễn giảm học phí,  giúp bạn vẫn được theo đuổi ước mơ và vẫn đủ kinh phí để học.

Tiêu chí chọn ngành, chọn công việc giúp bạn trẻ có cơ hội học hỏi, thăng tiến trong tương lai

Tiêu chí 1. Ngành nghề, công việc giúp bạn phát triển mối quan hệ

Một công việc mà bạn có cơ hội xây dựng những mối quan hệ xã hội ý nghĩa, giúp ích cho bạn trong việc phát triển cá nhân từ kỹ năng sống đến kiến thức chuyên môn. Theo nghiên cứu, bạn sẽ là trung bình cộng của tổng những tính cách, đặc điểm của 5 người mà bạn thường xuyên tương tác, trao đổi thường xuyên nhất. Bạn kết bạn được với những người giỏi, có ý chí, bạn sẽ học được tính cách tích cực, thói quen tốt, suy nghĩ lớn, thành công lớn.

Vì thế ngay từ khi bước vào cuộc sống, rời ghế nhà trường, bạn nên xây dựng được những mối quan hệ tốt, bạn sẽ thấy mình có một thứ tài sản còn nhiều hơn so với tiền lương bạn mong muốn.

Tiêu chí 2. Ngành nghề, công việc có cơ hội học hỏi, phát triển

Bạn nhìn thấy  các hình thức quảng bá tuyển sinh,  đưa ra những hứa hẹn ra trường tim được việc làm lương cao, đừng vội lao đến, hãy nghiên cứu thật kỹ. Hãy chọn ngành nghề, nơi làm việc tạo cơ hội cho bạn cơ hội học tập, đưa ra những thử thách để bạn phát triển bản thân, luôn hỗ trợ cho bạn để bạn vượt qua những khó khăn, thất bại. Nếu gặp được môi trường làm việc này, hãy chớp lấy thời cơ, vì không phải đâu cũng tạo điều kiện cho bạn học hỏi, hướng dẫn cho bạn cách làm việc, dạy bạn đặt ra mục tiêu và hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Tiêu chí 3. Công việc có mức lương đủ sống, không cần quá cao

Dù ngành nghề, công việc như nào, bạn cần phải biết mức lương xứng đáng với những thứ bạn nhận lại được: mối quan hệ, kinh nghiệm, kiến thức… Đừng “bán rẻ” công sức lao động của mình, nhưng cũng đừng quá đề cao mức lương khi chọn ngành, chọn việc làm.

Sau tất cả, bạn trẻ cần phải nhớ một điều, bạn chỉ thành công khi bạn chọn ngành nghề mà bạn yêu thích. Bởi chỉ khi bạn yêu thích ngành nghề đó, bạn mới đam mê, mới cháy hết mình, dành nhiều tâm huyết để học hỏi, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế để phát huy khả năng hơn.

Làm thế nào biết được mình phù hợp ngành nghề nào?

Không hiếm bạn trẻ chia sẻ, không biết mình thích gì, muốn làm công việc gì trong tương lai, cảm giác mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu.

Làm thế nào biết được mình phù hợp ngành nghề nào?

Xác định được đúng ngành nghề bạn yêu thích, con đường tương lai sẽ rộng mở hơn

  • Để xác định được bạn yêu thích ngành nghề nào, phù hợp với nghề nào thì cần nhìn nhận vào tính cách của bản thân bạn, điểm mạnh, điểm yếu là gì, có tiềm năng bẩm sinh là hội họa hay là âm nhạc, kinh doanh… Hãy chọn ngành bạn thấy mình được học hỏi, trải nghiệm những kiến thức mới mẻ, bạn được thỏa thích sáng tạo, phát huy sở trường của mình, tránh chọn sai ngành học. Nếu bạn nhận thấy mình có yếu điểm, mặc dù yêu thích nhưng không biết cách nào để theo học, vậy thì lên kế hoạch để khắc phục, đi học thêm các khóa học ngắn hạn, tìm gia sư trong lĩnh vực đó, tìm những người đang làm thực tế ngành nghề đó để quan sát, học hỏi…
  • Biết mình đang ở đâu trên thang điểm thi cử: Thông qua  dịch vụ đăng tin tuyển sinh,  các trường giới thiệu cho các bạn THPT những mức điểm thi, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, các bạn tham khảo con số để biết mình nên chọn trường, chọn ngành đó hay không.Không quá khó để xác định khả năng của bạn, hãy làm những bài thi thử từ những năm trước một cách độc lập, rồi so sánh kết quả đáp án, trên thang điểm đó, bạn sẽ nhận định được bạn đạt bao nhiêu điểm, đã đủ điểm vào trường bạn yêu thích chưa. Nếu chưa, bạn hãy nỗ lực hơn, lên lại kế hoạch ôn thi lần nữa, tăng thời gian và khối lượng kiến thức ôn thi, còn nếu bạn thấy đủ vượt qua điểm chuẩn năm ngoái, hãy tiếp tục giữ vững phong độ.
  • Sau khi bạn biết được mình đang ở đâu, thích ngành nghề nào, thì hãy nghiên cứu trường đại học, trường cao đẳng nào đang tuyển sinh, thu thập thông tin tuyển sinh, liên hê nhân viên  tư vấn tuyển sinh  của họ,  nhờ giải đáp, rồi lập mục tiêu cá nhân, ôn thi dần. Càng về giai đoạn nước rút, các bạn học sinh cần nắm chắc tin tức tuyển sinh của các trường: chỉ tiêu tuyển sinh, thông tin ngành nghề tuyển sinh, nội dung thi cử, để có cuộc chạy về đích nhanh hơn, nỗ lực hơn. Thường xuyên truy cập vào website của trường đào tạo ngành nghề bạn yêu thích, để biết có thông tin gì mới hay không, để điều chỉnh kế hoạch ôn thi.
  • Kế hoạch thực hiện: Mỗi cá nhân cần dành thời gian để chọn ngành chọn trường mình yêu thích, lên kế hoạch hướng nghiệp tương lai, đặt ra những mục tiêu trong học tập, điểm thi thử, nhờ các chuyên gia tư vấn để có được quyết định đúng đắn. Việc nhận định kỹ năng, tính cách, sức học tập sẽ giúp các bạn biết mình có điểm mạnh như nào, đồng thời nhìn rõ điểm hạn chế của mình, rồi lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Đừng để vụt mất ước mơ, sự nghiệp tương lai chỉ vì một vài lần sơ sót trong khi ôn luyện. Nếu bạn đã quyết tâm chọn ngành thì cần có kế hoạch rõ ràng, bắt đầu sớm ôn thi ngay, thực hiện từng bước, đánh dấu những điều chưa làm được và đã làm được để điều chỉnh.

Lập kế hoạch làm việc, học tập một cách rõ ràng để thi đỗ vào ngành học bạn yêu thích

Lập kế hoạch làm việc, học tập một cách rõ ràng để thi đỗ vào ngành học bạn yêu thích

  • Có nhiều trường ráo riết  tìm thí sinh cho khóa học  đào tạo của mình, nếu cánh cửa bạn đã chọn đã bị đóng lại, cũng đừng vội nản lòng, vì cánh cửa này đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra. Hãy luôn tự tin và bước về phía trước, bạn sẽ chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bạn.

Tổng kết lại, để chọn ngành chính xác, các bạn trẻ áp dụng một số công cụ như: sinh trắc vân tay, trắc nghiệm MTBI, trắc nghiệm Holand… tham khảo ý kiến từ gia đình, thầy cô, bạn bè, các chuyên gia tư vấn tuyển sinh giáo dục… Tiếp đến, cần xác định bạn muốn trở thành người như thế nào, có đam mê như nào đối với ngành bạn đã chọn, vì chỉ có đam mê, động lực thì bạn mới vượt qua được những khó khăn thử thách khi học hỏi, làm việc. Cuối cùng, các bạn trẻ cần nghiên cứu nhìn vào thị trường lao động, doanh nghiệp đang cần gì, muốn gì ở người lao động để đăng ký ngành nghề phù hợp, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc phù hợp… Những điều trên có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn ngành, cũng như tương lai sau này của các bạn trẻ, vì vậy không thể bỏ qua.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực