Hướng nghiệp cho học sinh tránh mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực
Bức tranh nghành nghề cho học sinh sau tốt nghiệp
1. Tại sao cần phải hướng nghiệp cho học sinh
Theo như lời khuyên chuyên gia, những nhà giáo dục, cho rằng nước nhà chưa chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh từ sớm. Các vị phụ huynh, các sĩ tử, ngay cả các thầy cô, nhà trường mới chỉ đề cập chú ý đến công tác tuyển sinh thời điểm tuyển sinh, các môn thi cử, quy chế...mà chưa chú trọng đến lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân từng thí sinh như thế nào ?
Chọn đúng nghề đúng sở thích, sở trường, đúng đam mê nhưng cũng đúng cả nhu cầu của xã hội thực là bài toán khó giải. Nên mới cần hướng nghiệp cho học sinh. Bởi giải bài toán này sai, đáp án sai, cuộc đời sẽ “bế tắc”. Tương lai 1 bạn sẽ thất nghiệp, chán nản mất đi mọi ý chí, nghị lực cũng như tâm thế hào hứng vào đời. 2 là để sinh nhai buộc bạn phải làm tạm bợ trái nghành, thậm chí làm việc không ưa thích. Sống cả đời với 1 công việc đầy áp lực, nghiệt ngã thế nào bạn đã tưởng tượng ra chưa? Nên đây là lý do cần hướng nghiệp cho học sinh từ rất sớm, trước khi lựa chọn trường thi.
Bạn đang phân vân trước nhiều cánh cửa vào đời
Bạn cũng có thể ngụy biện rằng “cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” nếu chọn sai trường, học 1 vài năm thi lại được. Tất nhiên là được, và luôn có thời gian cho bạn làm lại từ đầu, nhưng bạn đang coi học đại học như 1 khóa học ưu đãi đặc biệt nào đó, không thích thì làm lại, bạn chẳng nhẽ dành cả thanh xuân cho việc làm lại. Mà cuộc đời đâu có cho bạn nhiều cơ hội.Trong khi bạn đã bỏ phí biết bao công sức, tâm huyết, thời gian cũng như tiền bạc để lại quay lại xuất phát điểm.
Do vậy, tốt nhất vẫn cần hướng nghiệp cho học sinh chọn đúng nghề ngay từ đầu là điều cần thiết cần xem đó như 1 kỹ năng cơ bản. Câu hỏi “định hướng nghề nghiệp như thế nào là phù hợp với con em mình?” lại được đặt ra và câu hỏi này luôn là bài toán thật sự nan giải từ năm này qua năm khác.
2-Không hướng ngiệp cho học sinh hậu quả là mất cân bằng nguồn lực
Không hướng nghiệp học sinh dẫn đến mất cân bằng về nguồn lực
Theo các dịch vụ đăng tin tuyển sinh số lượng các em đăng kí thi đại học, đa phần đến 2/3 chọn khối nghành kinh tế, ngược lại nhân lực phân bổ cho khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại thiếu hụt .Sự mất cân bằng này trước hết lỗi thuộc về xã hội chưa có công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT. Dẫn đến các em chọn trường theo số đông.
Các học sinh trung học phổ thống chưa được tư vần cần phân tích đủ các yếu tố hội tụ trước 1 kỳ thi đại học. Đó là đam mê, năng lực, và nhu cầu của xã hội. Chỉ khi hài hòa được cả 3 yếu tố đó sẽ cho các em 1 quyết định chọn trường chọn nghành chuẩn xác nhất.
Vì phải có đam mê làm động lực theo đuổi, thứ 2 phải có năng lực để phấn đầu, thứ 3 phải nắm được cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động trong tương lai.
Hiện nay hướng nghiệp cho học sinh chủ yếu dựa trên sở thích bộc phát và lời khuyên của mọi nguời1 cách thiếu căn cứ, chứ chưa thực sự dựa trên khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp với nghành học hay không. Điều này dẫn đến hậu quả không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí, mất cân bằng chính nguồn đào tạo của xã hội và mất cân bằng giữa nguồn nhân lực già trẻ.
Một hậu quả mất cân bằng nguồn lực nữa nếu thiếu đi sự hướng nghiệp cho học sinh là:
Người mê văn nhưng lại chọn đi học kinh tế, người thích kinh tế lại đi học kỹ thuật, người thích du lịch lại đi học làm giáo viên… Vì đâu như vậy? Vì rất nhiều nguyên do: nhà không đủ điều kiện theo những nghành yêu thích, không đủ năng lực thi những nghành hot, nghề đó các bạn thích nhưng thời điểm đó không được chuộng...nhưng phần nhiều lý do bởi hướng nghiệp cho học sinh chưa đúng.
Đè nặng tâm lý cần ổn định, cần học trường nhà nước trợ cấp, hay chạy đua theo phong trào trường có tiếng.. nên nhiều bạn trẻ truy cập dịch vụ đăng tin tuyển sinh và adua theo. Đó chính là không có định hướng, không được hướng nghiệp cho học sinh. Con số này Theo thống kê từ Phòng Giáo dục chuyên nghiệp cao đẳng và đại học thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM, đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Và hậu quả cũng không nhỏ: chính là sự mất cân bằng về nghề, “thừa thầy thiếu thợ”. Nhân lực vẫn thiếu, nhưng thất nghiệp lại nhiều do sự mất cân bằng này.
Thất nghiệp là hậu quả khi không hướng nghiệp
Những HS ít khi tìm hiểu kỹ về ngành học, công việc mà mình sẽ theo đuổi.Ngay cả trên những thông tin quảng cáo khóa học cũng không cung cấp cho các thí sinh. Theo như khảo sát khi được hỏi, đa phần các em đều ấp úng không trả lời được nghành mình chọn sẽ theo đuổi cái gì, ra trường đảm nhận những công việc gì, xu thế nghành đó dựa vào cái gì để lựa chọn? Không hướng nghiệp cho học sinh mà để các em đăng kí theo cảm tính, tiên đoán nghành mình học sẽ trở thành 1 cái gì đó, cũng không bận tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng tương lai công việc sau khi ra trường. Và sau này, khi nghề nghiệp trái nghành khác ý, các em mặc nhiên an phận làm việc như 1 cái bóng, cũng không phát triển được gì trong công việc. Hậu quả rất lớn là xã hội vô tình triệt tiêu nhân tài từ trong trứng nước.
3-Phải chăng việc định hướng nghề nghiệp cho HS chúng ta làm chưa tới nơi tới chốn?
Những năm gần đây, ở các trường THPT, việc lựa chọn nghành nghề đã được quan tâm nhiều hơn từ giáo viên, phụ huynh… Thông tin nghề nghiệp đã được phổ quát và ý kiến về nghề nghiệp của các em cũng đã được tôn trọng. Thế nhưng có trường làm được, có trường chưa làm được. Có phụ huynh hiểu, có phụ huynh chưa hiểu. Có HS nhận thức được, có HS chưa nhận thức được về nghề nghiệp tương lai.
Việc hướng nghiệp cho HS bậc THPT ở nước ta, phát triển quá muộn. Ở các nước phát triển, việc hướng nghiệp, các sàn giao dịch tuyển sinh online được chú trọng ngay từ bậc THCS. HS tự quyết định học các môn năng khiếu mà mình yêu thích khi bước vào năm đầu THCS. Học sinh từ tiểu học, THCS đã tìm hiểu nghề nghiệp tương lai bằng cách tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm… Đây là cách định hướng nghề nghiệp rất hiệu quả. Các em sẽ được vừa học vừa trải nghiệm bản thân xem mình phù hợp với ngành nghề nào nhất, vì thế, tỉ lệ chọn nhầm nghề của HS rất thấp.
Thí sinh có thể đăng kí nguyện vọng online
Cha mẹ nên cùng con tham gia các buổi hướng nghiệp để tìm hiểu về các biện pháp tuyển sinh hiệu quả, rồi đưa ra tư vấn chính xác, thuyết phục nhất. Thực tế, nhiều phụ huynh vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho con.
Việc giáo dục hướng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội bởi học sinh THPT chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước .Là yếu tố quan trọng trong định hình nền kinh tế xã hội trong tương lai.
Ngược lại các nhà đào tạo cũng cần chủ động “ngược” đi tìm thí sinh, xem hồ sơ thí sinh, để từ đó có công tác hướng nghiệp cho học sinh, cho những bạn có ý định, đam mê với nghành mà trường có. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được qua các kênh giáo dục tuyển sinh online.