02/01/2018 | 14:04

Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình, làm sao chọn ngành nghề phù hợp với bản thân?

Trong cuộc sống, việc các bạn học sinh THPT lựa chọn ngành nghề phù hợp để học, làm việc sau này chính là một bước chọn lựa hướng đi cho tương lai. Nếu chọn sai ngành, thì các bạn đặt tương lai của bản thân vào vị trí không vững chắc, mông lung, mất phương hướng.

Hãy tránh những việc sau khi muốn chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình

Khi đứng trước thời điểm quan trọng, các bạn học sinh THP  chọn ngành nghề  học, chọn trường để thi cử phải suy nghĩ thật kỹ, chắc chắn về quyết định của mình.

  • Khi chọn ngành nghề, không nên chọn theo mong muốn, áp đặt của gia đình. Nhiều bạn có gia đình làm nghề truyền thống, hoặc gia đình có những mối quan hệ sẵn có, vì vậy yêu cầu con cái phải theo nghề này để nối nghiệp gia đình, hoặc làm công việc định đoạt sẵn.
  • Khi chọn ngành nghề, không nên chọn vì bạn bè rủ rê, người yêu học trường đó… Mọi mối quan hệ thường không chắc chắn, dù là bạn thân, người yêu, nếu một ngày chia tay, việc học cùng lớp, cùng trường khiến các bạn khó xử.
  • Khi chọn ngành nghề, không nên chọn nghề không phù hợp với tính cách, năng lực… Một số người lựa chọn nghề theo học, để làm chỉ vì hào nhoáng, khác hoàn toàn với khả năng, tính cách của bản thân.
  • Không nên chọn nghề vì mác, phong trào, xu thế thị trường…
  • Không nên chọn ngành nghề vì muốn nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết hệ lụy sau đó là gì, vì cái gì dễ đến cũng phải đánh đổi rất nhiều.
  • Không nên chọn nghề mà không quan tâm tới điều kiện kinh tế của gia đình, cá nhân.

Hãy tránh những việc sau khi muốn chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình

Thực trạng chọn ngành nghề phù hợp của các bạn trẻ hiện nay

Thông qua các  e-mail tuyển sinh,  nhiều trường đào tạo có những bài viết chia sẻ rất rõ về cách chọn ngành nghề và trách những việc nào khi chọn nghề. Bạn trẻ, phụ huynh chỉ cần để lại email thông qua website, facebook, mạng xã hội, sẽ có tin tuyển sinh mới nhất, tư vấn tuyển sinh sẽ liên tục gửi đến email của bạn.

Để chọn ngành nghề phù hợp, các bạn trẻ phải làm gì?

Muốn chọn được công việc đúng với mình, các bạn cần tự khám phá bản thân, bạn yêu thích việc gì, tính cách của bạn ra sao, hướng nội hay hướng ngoại, sở thích ra sao, điều kiện kinh tế phù hợp với việc học ngành nghề gì. Để từ đó bạn chọn ngành nghề phù hợp, liệt kê công việc mà bạn nghĩ phù hợp, rồi loại bỏ dần đi những công việc không hợp.

  • Thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp, các trắc nghiệm sẽ giúp bạn trẻ nhận ra rằng bạn đang có gì, cần gì, muốn trở thành người như nào…Sau khi dựa theo những lựa chọn của bạn, kết quả trắc nghiệm sẽ đưa ra những gợi ý, dự đoán về nghề nghiệp, nhóm nghề phù hợp với bạn. Tuy nhiên, kết quả này chỉ để tham khảo, không nên tuyệt đối hóa quá, vì bạn cần phải xét thêm điều kiện kinh tế nhà bạn, thị trường việc làm…
  • Hãy đăng ký làm thêm những công việc liên quan đến ngành nghề phù hợp với bạn: ví dụ như bạn thích làm phóng viên, hãy đăng ký làm báo tường cho lớp, tập viết những truyện ngắn, bài viết cho các báo… để xem bản thân phù hợp không. Nếu bạn muốn làm kế toán, hãy đăng ký làm thủ quỹ, học cách quản lý tiền chi tiêu hàng ngày, hàng tháng của bản thân, của cả lớp, để xem mình phù hợp không.
  • Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, gia đình, người có chuyên môn về giáo dục, việc làm… để đưa ra những tư vấn tuyển sinh cho bạn.
  • Cuối mỗi năm học, các trường đến  tuyển sinh Hải Phòng,  Hà Nội, TP HCM, tại thành phố lớn để hỗ trợ nhà trường tổ chức các hội thảo tư vấn tuyển sinh, giải đáp những thắc mắc cho các học sinh. Các bạn THPT từ lớp 10, 11 cũng nên tham gia, để tìm hiểu trước những tin tức tuyển sinh mới nhất của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề.

Những hội thảo tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Những hội thảo tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

  • Nên tìm hiểu nghề nghiệp bạn yêu thích thực tế, để có những trải nghiệm thực tế, để khẳng định nghề đó phù hợp với bạn không, có vượt qua được những khó khăn, thử thách đó hay không. Tìm hiểu những người đang làm ngành nghề bạn đã chọn, hỏi họ cách làm việc như nào, tìm hiểu môi trường làm, thách thức nghề nghiệp gặp phải, khó khăn, thuận lợi của nghề… Từ đó, các bạn học sinh sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề thấy phù hợp.
  • Internet ngày càng phát triển, thông tin tuyển sinh được đăng tuyển rất nhiều, nên học sinh dễ dàng tiếp cận tin tức. Từ Google, mạng xã hội Facebook, học sinh chỉ cần đánh máy, tìm kiếm, những câu trả lời sẽ được hiện ra rõ ràng, chỉ cần click vào đường link là được. Hoặc một số trường có  dịch vụ tư vấn tuyển sinh trực tuyến,  bạn chỉ cần gọi điện thoại hoặc nhắn tin trực tiếp qua Facebook, website… ngay lập tức bạn sẽ được giải đáp, mà không phải gọi điện nói chuyện.

Tìm hiểu ngành nghề mà bạn nghĩ là phù hợp

Các bạn học sinh THPT vẫn luôn mơ hồ về con đường định hướng nghề nghiệp, chưa hiểu rõ chính xác mỗi công việc sẽ làm gì, môi trường làm việc ra sao, khó khăn là gì… Thông qua  dịch vụ quảng cáo banner,  nhiều trường đào tạo đăng tuyển sinh nhiều ngành nghề hấp dẫn, tên “kêu”, khiến các bạn trẻ ngay lập tức muốn đăng ký học, nhưng lại không biết thực chất nghề đó làm chi tiết là gì, học gì để theo…Điều này khiến cho các bạn trẻ chỉ nhìn được một khía cạnh của nghề, vì vậy các bạn trẻ nên lên trên mạng tìm hiểu kỹ hơn ngành nghề bạn chọn, có thể gọi điện trực tiếp cho trường đào tạo đó để được nghe tư vấn, trước khi quyết định. Với xu hướng Internet phát triển, trên website của các trường đào tạo, bậc phụ huynh – học sinh dễ dàng  tra cứu thông tin thí sinh  của mình, cũng như nhờ tư vấn miễn phí, việc này giúp học sinh sẽ có lựa chọn ngành nghề phù hợp chính xác.

Tìm hiểu ngành nghề mà bạn nghĩ là phù hợp

Dễ dàng tìm kiếm thông tin về tuyển sinh trên website của các trường đào tạo

Trong mỗi ngành nghề thực tế, trước khi lựa chọn thì các bạn THPT ít nhất phải biết rõ các yêu cầu về nghề nghiệp mình chọn:

- Tên ngành nghề phù hợp và những nghề nghiệp chuyên sâu

- Nội dung của khóa học đào tạo ngành nghề đó

- Nhìn nhận nhu cầu của doanh nghiệp có cần ngành nghề đó hay không, thị trường lao động có nhiều không, có cạnh tranh không.

- Cần rèn luyện những kỹ năng nào, có tính cách nào để làm ngành nghề đó.

- Bạn cần nghiên cứu sách tư vấn tuyển sinh năm 2018, để biết rõ ngành nghề đó có trường nào đang tuyển sinh, hệ đại học hay cao đẳng, trường nghề.

- Học phí đào tạo ngành nghề đó có phù hợp với hoàn cảnh gia đình hay không, có học bổng,  khóa học ưu đãi giảm giá  hay không…

- Cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến trong tương lai như nào.

- Quan trọng, để theo ngành nghề đó cần phải đăng ký theo khối thi nào, tuyển sinh đầu vào ra sao, điểm trúng tuyển để học ngành nghề đó ra sao.

Làm sao xác định năng lực học tập có phù hợp với điểm đầu vào của ngành nghề bạn chọn

Để xác định lực học của bạn cũng không quá khó, chỉ cần thực hiện những phương pháp sau:

- Thống kê lại điểm học tập, đặc biệt là các môn thi để đăng ký tuyển sinh đầu vào của ngành nghề bạn đã chọn. Tìm hiểu điểm trúng tuyển đầu vào cùng với chỉ tiêu tuyển sinh của ngành nghề bạn đã chọn. Bạn tổng hợp kết quả 3 năm trước đó rồi so sánh với kết quả học tập hiện tại để biết cơ hội trúng tuyển của bạn vào ngành đó là bao nhiêu phần trăm, cần nỗ lực hơn như thế nào, thay đổi phương pháp học tập để đạt được mục tiêu. Cần xem rõ sách hướng dẫn tư vấn tuyển sinh mới nhất, bạn có thể đăng ký thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau, vậy nên hãy chọn thi khối A hay khối D… không quan trọng, quan trọng khối đó là điểm mạnh, sở trường của bạn.

Xác định năng lực học liệu có quá khó?

Xác định năng lực học liệu có quá khó?

- Thu thập đề thi của ba năm đại học gần đây, rồi ngồi thử giải đề thi, sau đó so sánh với đáp án đề thi, chấm điểm. Được kết quả bao nhiêu, bạn đem so sánh với điểm chuẩn của ngành nghề bạn đã chọn, trường bạn định thi để năng chắc mình có khả năng trúng tuyển là bao nhiêu phần trăm.

- Nhờ thầy cô giáo giảng dạy trực tiếp, bạn bè học cùng đánh giá giúp về học lực, khả năng học tập của bạn, để đưa ra kết luận năng lực học có phù hợp với điểm đầu vào của ngành nghề phù hợp.

Những nhóm ngành nghề nổi bật

Không thiếu trường hợp học sinh THPT không có định nghĩa mình sẽ làm gì,  chọn ngành  nghề phù hợp nào, vì vậy hãy tham khảo nhóm ngành nghề sau, để biết mình nên định hướng nghề nghiệp tương lai ra sao.

1. Các ngành nghề liên quan đến văn phòng, nhân sự, hành chính:Đây là những công việc liên quan đến làm việc bàn giấy, máy tính, cần soạn thảo email, văn bản, thực hiện công việc kiểm tra, ghi chép các thông tin một cách chính xác. Ở mức độ cao hơn nữa, bạn sẽ thực hiện quản lý nhân sự của một công ty, bằng cách chấm công, tính lương, làm thủ tục giấy tờ về hợp đồng lao động, bảo hiểm… Công việc này dành nhiều thời gian làm việc với máy tính, lo chạy nhiều nơi để làm thủ tục, giải quyết công việc, đôi khi cũng phải phụ trách làm với khách hàng, nhân sự trong công ty….

2. Các ngành nghề liên quan đến sự khéo léo, nghệ thuật: Đây là một xu hướng nghề nghiệp mới, những nghề đòi hỏi người học phải có sự đam mê, khả năng, quyết tâm theo đuổi, không được nản, bỏ cuộc giữa chững, nếu không là phí công sức. Ví dụ như họa sĩ vẽ tranh, thiết kế đồ họa, làm thủ công, nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu…. Những nghề này vô cùng khó khăn trong việc rèn luyện, vì sự khéo léo không phải lúc nào cũng học được, mà thuộc về bẩm sinh, nhưng cũng không phải không có trường hợp ngoại lệ, chỉ cần chăm chỉ học hỏi trong trường học và thực hành nhiều.

3. Các ngành nghề liên quan đến số liệu: Bạn thích toán học, làm việc với công thức, con số thì công việc về thống kế, phân tích số liệu cực kỳ phù hợp với bạn. Công việc sẽ thực hiện bằng cách thống kê số liệu thực tế rồi xử lý, nhập vào máy tính, đánh giá và phân tích, từ đó dự báo trước những xu hướng, nhận định kết quả của sự phát triển… Từ đó các bạn có thể đề xuất ra những giải pháp giúp phát triển công việc bạn chọn.

4. Các ngành nghề liên quan đến cộng đồng: Với tính cách hòa đồng, thích giúp đỡ người khác, khi chọn ngành nghề phù hợp các bạn có thể quan tâm đến công việc như: làm dự án phi chính phủ, giáo dục, các dịch vụ hỗ trợ cho người dân. Công việc này đòi hỏi bạn có tâm huyết, mong muốn giúp đỡ cộng đồng, mọi người xung quanh, cần sự kiên trì, nỗ lực, chấp nhận những khó khăn, gian khổ.

5. Các ngành nghề liên quan đến con người: Công việc này đòi hỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt với người khác, từ giọng nói, ngữ điệu, cách nói phải phù hợp với độ tuổi, tính chất công việc, hành vi của người đối diện. Nếu muốn theo đuổi ngành này, phải luyện được giọng nói tốt, rèn kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin, kiên nhẫn.

Những nhóm ngành nghề nổi bật

Khi chọn ngành nghề, phải biết rõ công việc làm về gì, đặc điểm như nào

6. Các ngành nghề liên quan đến khám phá, nghiên cứu: Bạn là người thích tìm hiểu khám phá những sự việc, sự vật, thế giới xung quanh, tại các phòng nghiên cứu, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi bạn phải có một kiến thực rộng và chắc, đồng thời kiên trì, vì không phải nghiên cứu, thí nghiệm nào cũng thành công, phải làm đi làm lại rất nhiều, mới rút ra được kết luận cuối cùng, mới có thành quả thật sự.

7. Các ngành nghề liên quan đến sức khỏe, y tế: Yêu thích việc chữa bệnh, nghiên cứu về y dược, cứu giúp những bệnh nhân, bạn cần học hỏi nhiều về các loại bệnh, cách chữa trị… Công việc đòi hỏi bạn có trí nhớ tốt, kiến thức sâu rộng, lắng nghe người bệnh, nhiệt tình giúp đỡ mọi người.

8. Các ngành nghề ngoài trời: không thích bó hẹp bản thân trong một không gian kín, bạn thích sự tự do, thoải mái, làm việc ngoài trời thì những nghề sự kiện event, PR, logistic, du lịch … Công việc này sẽ giúp bạn có cơ hội thường xuyên dịch chuyển khắp nơi, với môi trường mở, làm việc theo kế hoạch của bản thân, không quá bị kiểm soát vì giờ giấc hành chính. 

Rất nhiều trường đại học đăng tin tức tuyển sinh mới, với chương trình quảng cáo PR hấp dẫn, đừng vội quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp. Hãy  tìm trường có khóa học phù hợp  với năng lực của bạn, đồng thời nhìn vào tương lai, bạn muốn trở thành người như nào, đừng để quyết định của tuổi trẻ mà sau này hối hận cả đời.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực