Chọn ngành nghề sai, giới trẻ trả giá bằng cả thời thanh xuân
Thực trạng chọn ngành nghề của các bạn THPT hiện nay
Theo các chuyên gia giáo dục, các bạn học sinh lớp 12 đăng ký tuyển sinh Hà Nội, vào thời điểm quyết định chọn ngành nghề mà sai thì sẽ phải trả giá cho thời gian thanh xuân. Vì mất 3-4 năm để học trên trường đại học, cao đẳng mà ra trường lại học không đúng ngành nghề được đào tạo, đi làm trái ngành, thất nghiệp… Nhiều bạn đỗ đại học, cao đẳng vẫn không thể thành công vì chọn ngành không đúng sở trường, đúng sở thích. Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp nghề của các nhà trường, có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề sai. Khi mất 4 năm tuổi xuân, “mòn mông” tại ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau là đi làm việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt.
Băn khoăn không biết nên chọn ngành nghề gì để theo học, học sinh “nhắm mắt đưa chân”
Có nhiều nhiều lý do khiến cho các bạn học sinh chọn ngành nghề sai, một phần vì chưa biết đúng bản thân mình như nào, có khả năng gì, thích ngành gì… Đặc biệt hơn, các bạn học sinh THPT lựa chọn ngành nghề vì:
Chọn ngành nghề vì gia đình
Bố mẹ Việt thường định hướng nghề nghiệp con cái theo kế hoạch và mong muốn của mình. Bậc cha mẹ nghĩ rằng mình có kinh nghiệm và luôn mong những điều tốt nhất cho con mình. Nên nhiều cha mẹ nghĩ việc chọn ngành chọn trường do cha mẹ quyết định là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng sự thực thì chưa chắc đúng như vậy, vì mỗi trẻ sẽ có một xu hướng, một tính cách, mong muốn khác nhau, định hướng ngành nghề tốt nhưng chưa phù hợp, thì không sớm thì muộn bạn trẻ sẽ chuyển ngành nghề khác. Rất nhiều chuyên gia giáo dục nhắn nhủ bậc phụ huynh, đừng biến ước mơ của bố mẹ thành ước mơ của con mình, hãy tôn trọng quyết định chọn trường của con bạn.
Chọn ngành nghề vì xu hướng, bạn bè, bạn trai, bạn gái học trường đó…
Trong khi học THPT, bạn thân đăng ký học trường đại học, cao đẳng gì, chơi với nhau nên muốn theo cùng. Chọn học để có bạn có bè, giúp đỡ nhau trong việc học, thi cử, mà không quan tâm ra trường sẽ theo nghề gì, cứ học đã, đi làm để sau.
Chọn nghành nghề vì nhiều người chọn
Trong những năm trước, ngân hàng được biết đến là một ngành nhận được mức lương cao nhất, nên nhà nhà bảo con đi học ngân hàng, kế toán. Vậy nên hậu quả hướng nghiệp sai là thừa cử nhân ngân hàng, các bạn theo học cũng không hẳn là thích ngành ngân hàng, đồng thời ra trường cũng không tìm được việc làm theo chuyên môn đào tạo.
Nếu như khi còn trẻ, bạn thất tình, bạn chỉ bị dằn vặt trong một khoảng thời gian ngắn, còn nếu bạn chọn cấp học trình độ sai, làm công việc mà bạn không yêu thích trong thời gian dài, chắc chắn bạn bị trượt dài, thấy chán nản, mất tự tin trong thời gian dài, sớm muộn sẽ lựa chọn ngành nghề khác. Để bước sang một ngành nghề khác tại thời điểm này cũng không hề đơn giản vì không có kinh nghiệm, các bạn sẽ ở tình trạng “làm nghề khác cũng khó, làm nghề cũ cũng không cảm hứng”. Chúng ta chỉ khi thành công trong việc làm khi có đam mê, tâm huyết suốt cuộc đời với công việc đó, còn nếu không sẽ trả giá bằng 5 năm, 10 năm… có khi là cả đời.
Học sinh THPT đau đầu vì không biết ngành nghề nào phù hợp với mình
Việc chọn ngành nghề phải phù hợp với từng bạn học sinh, không nên chọn theo cảm tính, sở thích nhất thời. Nếu sở thích, mong muốn, phẩm chất, năng lực của bạn không phù hợp với ngành nghề bạn đang chọn, sẽ gây hậu quả lớn, lãng phí nhiều năm học, công sức, tiền của. Thực tế hiện nay là nhiều sinh viên đại học năm thứ nhất, hay đến năm thứ hai rời bỏ trường mình đã chọn, để theo một ngành nghề khác. Các bạn trẻ phải mất một, hai năm tuổi trẻ mới biết được bản thân hợp với ngành nghề, nhưng “lạc đường nghề nghiệp”, và không biết cách nào để thay đổi.
Đừng quá quan tâm đến điểm số, gia đình cần hỗ trợ, tư vấn tuyển sinh, đưa ra những ý kiến, giúp con em mình vạch ra những con đường phù hợp, hướng nghiệp cho học sinh, lựa chọn những nghề liên quan đến tính cách, sở thích, kỹ năng, điểm mạnh của trẻ. Việc định hướng nghề nghiệp này cần được gia đình quan tâm sớm, và giải thích rõ chuyên môn từng nghề cho các bạn hiểu, thay vì chỉ nhìn được những mặt bề ngoài của nghề.
Theo góc độ của chuyên viên nhân sự cho biết: Các bạn trẻ thường bị bố mẹ tác động, bạn bè rủ rê đăng ký chọn ngành nghề A, nghề B. Nhưng sau bốn năm học, trở thành tân sinh viên, nhưng các bạn trẻ không có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, sau đi phỏng vấn cũng không được tuyển, nhà tuyển dụng không đánh giá cao, đâm ra chán nản, stress.
Những điều chú ý khi chọn ngành nghề mà học sinh, phụ huynh cần biết
- Nhiều trường học hiện nay để phát triển phải mở thêm nhiều ngành nghề mới, phát triển dịch vụ tuyển dụng gia tăng, những khóa học với tên “mỹ nhiều”, để hút thí sinh. Học sinh lớp 12 cần nghiên cứu các tin tức tuyển sinh mới nhất thông qua sách tư vấn tuyển sinh, để tìm hiểu rõ các ngành nghề tuyển sinh, sau đó tìm hiểu rõ nội dung đào tạo của trường có liên quan hay không.
- Học sinh chọn ngành cần biết được hiện nay thị trường lao động đang cần ngành nghề gì, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam của ngành đó. Điều này đòi hỏi, học sinh cần tìm hiểu nhiều thông tin về ngành nghề mình đang chọn, so sánh với những ngành khác, dự đoán trước 3,4 năm nữa… Để dự đoán về ngành nghề, học sinh THPT nên hỏi ý kiến của người lớn tuối, gia đình, thầy cô giáo, người có kinh nghiệm…
Cần nghiên cứu bạn thích gì, muốn gì, phù hợp với nghề gì trước khi quyết định
- Học sinh chọn ngành nghề cần dựa theo mình có đặc điểm gì nổi bật, tính cánh của mình phù hợp với ngành nghề nào. Bởi chỉ khi đam mê, yêu thích ngành nghề thì bạn mới quyết tâm theo đuổi nghề đó, dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu. Các bạn học sinh nên lựa chọn từ 2-3 ngành nghề để tập trung học hỏi. Thực tế cơ hội vào các trường đại học, cao đẳng càng lớn thì sai lầm trong chọn ngành nghề học càng cao. Đừng để xảy ra trường hợp, đỗ trường đại học rồi, sau một thời gian lại bỏ, lãng phí rất nhiều.
- Khi chọn ngành nghề, học sinh cần nghiên cứu chi phí khóa học có phù hợp với điệu kiện kinh tế gia đình bạn hay không, cơ sở vật chất của trường có ổn không, chất lượng giáo dục có tốt không… Với điều kiện hoàn cảnh nhà bạn không được tốt, hãy tìm những khóa học có ưu đãi học phí, bạn vừa có cơ hội đi học, vừa tiết kiệm được chi phí. Nếu không nghiên cứu, lựa chọn kỹ, các em sẽ đi lạc hướng, không yêu thích khi học tại trường, buồn vì quyết định lựa chọn trường đó.
Hậu quả của việc chọn ngành nghề sai
Chúng ta gặp nhiều trường hợp than vãn rằng sau 3 – 4 năm học đại học, cao đẳng và đi làm rồi nói: “Chọn ngành nghề sai, khiến cho chọn sai nghề, học ngành mình không yêu thích, không đam mệ phải làm sao bây giờ?” Việc không hướng nghiệp chọn nghề từ sớm, không có nghiêm túc trong chọn ngành nghề tạo nên những hậu quả:
1. Lãng phí thời gian: Nhiều bạn trẻ bỏ phí nhiều năm để theo ngành nghề mà bố mẹ muốn, theo xu hướng… kết cục là bỏ phí nhiều năm học, cất bằng vào tủ và không sử dụng. Khá nhiều bạn trẻ ao ước thời gian quay trở lại, để chọn đúng ngành nghề mình đam mê, không phải hối hận. Một số người chấp nhận bằng lòng với số phận, tiếp tục với công việc sai hướng, còn có người dù lớn tuổi nhưng cũng quyết định làm lại từ đầu
2. Lãng phí chất xám:Chúng ta cùng suy nghĩ một người học công nghệ thông tin nhưng lại làm việc công nhân, chạy Uber, Grab… thật lãng phí thời gian học, và kiến thức đào tạo trong 3-4 năm. Những cơ quan chức năng cũng đã nói rất nhiều vì tỷ lệ sinh viên được đào tạo, có bằng cấp lại đi làm công nhân, công việc tay chân. Hay điển hình trong thời gian qua, báo đài cũng đưa tin tại các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, không hiếm sinh viên sau khi nhận bằng tốt nghiệp, một thời gian dài vẫn thất nghiệp. Để “cứu lửa trước mắt”, nhiều bạn chấp nhận làm công nhân, việc làm tay chân, bán thời gian, shipper, phổ biến là chạy xe ôm công nghệ cho các doanh nghiệp Uber/Grab… để trang trải cuộc sống.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp phải làm trái ngành, dù chấp nhận làm việc không đúng chuyên môn đào tạo, nhưng vẫn nhiều người thất nghiệp
3. Tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp, khó tìm việc làm: Khi sinh viên chọn ngành nghề sai, tốt nghiệp đi làm không tìm được việc, phải đi làm trái ngành nghề, khó xin được việc. Các bạn học sinh mơ hồ trong việc chọn ngành nghề, dẫn đến không biết mình sẽ làm gì trong tương lai, nên loay hoay tìm công việc cho riêng mình.
Cần làm gì để chọn ngành nghề đúng?
- Theo các chuyên gia giáo dục tư vấn tuyển sinh, bậc phụ huynh cần hướng nghiệp việc làm cho các học sinh lớp 8, 9 để lựa chọn môn học chủ yếu để ôn thi, và tư vấn cho các bạn học sinh lớp 12 trước khi quyết định chọn ngành nghề.
- Cần nhà trường, gia đình hướng dẫn cho các bạn học sinh: nhận thức rõ ràng về nghề nghiệp tương lại, xu hướng phát triển ngành nghề hiện tại, khả năng của chính học sinh đó phù hợp với ngành nghề nào… Nên cho học sinh tham gia các hội thảo định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu nghề nghiệp thực tế để chọn ngành nghề cho đúng.
- Liên hệ với các trường đào tạo để nhận được lời tư vấn chi tiết, sát với thực tế lao động nhất. Các trường đào tạo sử dụng dịch vụ e-marketing nên các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với chuyên gia và được giải đáp trong thời gian ngắn, sau khi gửi thư.
- Gọi điên cho kênh tuyển sinh trực tuyến, nơi có nhiều trường đại học trực tuyến, sẽ hỗ trợ, tư vấn nghề nghiệp online cho bạn trẻ.
Chú ý:
- Nếu thời điểm các bạn nhận ra mình chọn ngành nghề sai, đừng nên chán nản, thất vọng, cần nhìn lại thực tế, bản thân. Để từ đó, các bạn tìm được ngành nghề chính xác của mình, rồi quyết định bắt đầu lại như nào.
Chọn ngành nghề đúng ngay từ đầu giúp các bạn trẻ đi đúng hướng, phát triển được bản thân
- Hãy làm lại từ đầu ngay khi nhận thức được chọn ngành nghề sai, học hỏi kiến thức mới, kỹ năng mới phù hợp với ngành nghề bạn thấy phù hợp. Nhưng các bạn cần phải nắm rõ những cơ hội, thử thách mà nghề mới đem lại. Nhiều người vì ngại tuổi tác, tài chính, nên không dám thay đổi, vì vậy sống chung với công việc hiện tại, điều này làm hạn chế sự phát triển của bản thân bạn. Khi thấy sai, hãy dừng lại và đổi nghề, đừng nghĩ là quá trễ vì ngoài thị trường vẫn cần còn nhiều việc để làm và nhà tuyển dụng vẫn luôn tạo điều kiện cho người lao động có tiềm năng, ý thức nghề nghiệp.
Việc chọn ngành nghề cho bản thân là một quyết định trọng đại trong cuộc đời, cần tỉnh táo, dùng lý trí để lựa chọn, bởi vì nghề nghiệp sẽ theo ta suốt cuộc đời. Mỗi ngành nghề sẽ tương ứng với mỗi đam mê sở thích, gia đình, nhà trường cần định hướng, giáo viên nên xem hồ sơ thí sinh của học sinh mình để đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có quyết định đúng đắn. Đừng để tỷ lệ sinh viên đi lạc vào các trường nghề mà họ không muốn học, đừng để các tân sinh viên nhận bằng tốt nghiệp xong mà không biết đi đâu về đâu, sau này sẽ làm gì. Đừng tạo nên thế hệ thiếu nhiệt huyết máu lửa, không biết công việc nào mới là của mình. Bậc phụ huynh, nhà trường, thầy cô giáo chính là người đồng hành, người đưa ra lời khuyên tốt cho các bạn trẻ, nhưng lưu ý không phải người quyết định thay cho các bạn trẻ. Mỗi người cần có trách nhiệm với quyết định, cuộc đời của mình, tránh trường hợp sau này đổ lỗi cho tại bố mẹ, tại nhà trường, tại xã hội...