06/02/2018 | 10:49

Chọn ngành học: Phụ huynh lo sốt vó, “người trong cuộc” thì dửng dưng

Giai đoạn 16-18 tuổi, nhiều bạn học sinh chỉ lo việc làm sao lên lớp để thi qua môn, không bị điểm kém, vui chơi… mà không có suy nghĩ chọn ngành học gì cho phù hợp. Trong khi, nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đi hỏi han khắp nơi, nhưng đến khi hỏi chính con mình thì dửng dưng không lo lắng, đến đâu hay đến đó, hoặc chọn “bừa” trường để thi.

Thực tê tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng không có việc làm, người có việc làm thì doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu, nhiều trường hợp đi học “ngược”, tốt nghiệp đại học, cao học nhưng lại đi học lại trung cấp nghề. Đây là một trong những phản ánh việc định hướng ngề nghiệp chưa thật sự hiệu quả.

Chọn ngành học là việc của ai?

Chuẩn bị bước vào giai đoạn nước rút, kỳ thi THPT Quốc gia nhưng thầy cô giáo thấy các bạn học sinh lớp 12 vẫn không biết mình phải làm gì, ôn thi sao cho tốt, chọn ngành học nào,  chọn trường  nào.Một số bộ phận học sinh không dành nhiều thời gian để nghĩ về tương lai, một số thì chọn ngành học theo “cảm giác”, thấy thích ngành nghề đó, vì điểm đầu vào dễ, môn thi mình có kết quả tốt, hoặc thấy bạn bè chọn thì chọn theo. Chọn ngành học là một việc hệ trọng cả đời, quyết định việc làm tương lai, trẻ sẽ trở thành người như nào trong cuộc sống. Chính vì vậy chọn ngành học là việc của toàn bộ cả học sinh, bố mẹ và nhà trường cần chú trọng, nghiên cứu kỹ càng trước khi lựa chọn.

Học sinh chưa thực sự đề cao việc chọn ngành học cho chính bản thân mình.

Học sinh chưa thực sự đề cao việc chọn ngành học cho chính bản thân mình.

Tại thời điểm đặt bút để chọn ngành học, bố mẹ cần là người đóng vai trò quan trọng, đưa ra những tư vấn tuyển sinh phù hợp, chia sẻ xu hướng chọn ngành nghề hiện nay cho các bạn trẻ nắm rõ.

Thực tế hiện nay, tâm lý của người làm bố mẹ là muốn chọn ngành nào dễ xin việc cho con mình, việc làm nhàn, không quá vất vả, nhưng đối với các bạn học sinh, tuổi trẻ muốn khám phá, muốn làm những gì khác biệt. Chính vì vậy phát sinh mâu thuẫn quan điểm, ý kiến của bố mẹ và học sinh, khiến nhiều phụ huynh lúng túng trong  hướng nghiệp đại học  cho các bạn trẻ.

Không thiếu trường hợp, bạn trẻ yêu thích ngành kinh tế nhưng gia đình có truyền thống là bác sĩ, giáo viên, hoặc có trường hợp cả nhà không ai theo nghề thuật, nhưng bạn trẻ lại đam mê ca hát, nghệ thuật… Bố mẹ hiện nay cho rằng ngàng kinh tế vất vả, khó tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, ca hát nghệ thuật chỉ là xướng ca vô loài, không ổn định…. Trong khi các bạn trẻ lại muốn khẳng định năng lực bản thân, muốn làm việc với con số, nhìn các chương trình khởi nghiệp, chương trình SHARK TANK VIỆT NAM, hay nhiều bạn cảm thấy là “chính mình” khi tham gia các cuộc thi ca hát, sân khấu lớn. Điều này dẫn đến cuộc chiến tranh giữa cha mẹ và học sinh khi chọn ngành học, chọn trường để thi. Theo tình huống này, các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên: Việc định hướng lớp 12 hay chọn ngành học cho trẻ là việc cần thiết, nhưng là người lớn cần lắng nghe, và đưa ra ý kiến một cách khéo léo, vẽ đúng đường cho trẻ. Để giải quyết mẫu thuẫn, bố mẹ cần tôn trọng và nghe xem trẻ muốn gì, rồi đưa ra lời khuyên phù hợp, đồng thời giao quyền quyết định cho con mình, bởi hãy để trẻ là người chịu trách nhiệm của cuộc đời của mình. Bố mẹ chỉ là người cung cấp, phân tích những thông tin hữu ích để học sinh đưa ra lựa chọn đúng nhất.

Bí quyết giúp học sinh chọn ngành học chính xác chính là lắng nghe mong muốn thực sự của trẻ, sau đó kết hợp với sự nghiên cứu thông tin tuyển sinh mới nhất, để trẻ hiểu được tình hình thực tế. Phụ huynh cần cùng con cái tìm hiểu xem, trẻ có khả năng như nào, sở trường, sở thích, và năng lực học thực tế, ví dụ như học khối A thì chọn ngành gì, hay tính cách sẽ hợp ngành nghề nào… Lựa chọn nghề nghiệp là quan trọng, nên việc thích thôi là chưa đủ, cần căn cứ theo nhiều yếu tố: năng lực bản thân, học lực, kỹ năng, hoàn cảnh gia đình, chi phí học…

Thực tế hiện nay rất ít học sinh có kiến thức, hiểu biết rõ về ngành nghề mình chọn học, tức là phần lớn chọn học ngành nghề theo cảm tính, không biết gì về tính chất nghề nghiệp, mô tả công việc cũng như triển vọng ngành nghề sau khi nhận tấm bằng. Vì vậy, bố mẹ nên dẫn học sinh tham gia các chương trình hội thảo hướng nghiệp, gặp gỡ các chuyên gia, rồi nhờ tư vấn một cách chính xác và thuyết phục nhất.

 Bố mẹ cần định hướng nghề nghiệp cho con sớm, để trẻ biết được mình muốn làm nghề gì?

Bố mẹ cần định hướng nghề nghiệp cho con sớm, để trẻ biết được mình muốn làm nghề gì?

Hướng nghiệp cho học sinh, cần có trải nghiệm thực tế

Theo các chuyên gia giáo dục, một người muốn có một nghề nghiệp tốt, cần thỏa mãn đủ cả 3 đỉnh của hình tam giác:

Một, chính là đam mê, khát vọng, mong muốn “chung thủy” với nghề đó, mong muốn học hỏi, rèn luyện kỹ năng, phát triển kiến thức chuyên môn thì người đó phải yêu thích nghề nghiệp thực sự.

Hai, chính là năng lực, tức là người đó cần có thế mạnh, năng lực trong lĩnh vực đó. Chọn ngành nghề cũng là chọn cho mình một cuộc sống mới vì một ngày chúng ta làm 8 tiếng đồng hồ tức là 1/3 cuộc đời với công việc. Cần chọn cho mình nghành nghề phù hợp với tính cách, tiềm năng của mình, giống như cá chỉ sống được khi dưới nước, không thể bắt ngựa leo cây…Riêng với đỉnh tam giác năng lực này, không chỉ có khả năng bản thân mà còn là việc học, khả năng tài chính. Việc hoàn cảnh khó khăn không theo học được cũng không phải là hiếm, vậy nên gia đình, học sinh cần  tìm học bổng  hoặc điều chỉnh chọn trường đại học hay cao đẳng, trung cấp…

Ba, cơ hội nghề nghiệp, điều này có nghĩa là cơ hội tìm việc làm và tự tạo cho mình một việc làm. Trong khi bố mẹ là người kề cận nhất, hiểu rõ con của mình, nên là người hỗ trợ giúp học sinh đi vững trên từng bước đi.

Chú ý khi chọn ngành học: Việc thiếu cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất, bố mẹ sẽ không thể tác động đúng, chính xác. Ngoài việc nhận định cho trẻ hiểu về bản thân mình, kết hợp với nhà trường, giáo viên, bố mẹ cần chủ động nghiên cứu tin tức tuyển sinh, cần biết được ngành nghề đó học như nào, ra trường tìm việc làm sao cho tốt, nhà tuyển dụng cần gì ở các ứng viên trẻ….

 Học sinh nên cập nhận thông tin tuyển sinh mới nhất và phụ huynh nên bên cạnh hỗ trợ định hướng nghề nghiệp giúp

Học sinh nên cập nhận thông tin tuyển sinh mới nhất và phụ huynh nên bên cạnh hỗ trợ định hướng nghề nghiệp giúp

Vai trò của nhà trường, thầy cô giáo trong việc chọn ngành học:

Tại trường học cần có thời gian giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Thực tế rất quan trọng nhưng ở Việt Nam còn lúng túng khi thực hiện, vẫn nhiều trường chưa chú trọng việc định hướng chọn ngành học cho học sinh cuối cấp. Đồng thời chính học sinh chưa chủ động tìm hiểu thông tin, tình hình thông tin việc làm nhân sự.

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh rất nhiều nhưng nhà trường, thầy cô vẫn chưa đáp ứng đủ, đồng thời với tâm lý e ngại nên các bạn học sinh không hỏi.

Tại một số trường, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chỉ ở mức giới thiệu ngành nghề để học sinh nghiên cứu, tự lựa chọn đồng thời kết hợp một số trường đào tạo,  sàn giao dịch tuyển sinh điện tử  để tư vấn, giới thiệu ngành nghề đang đào tạo. Theo những chia sẻ của một vài phụ huynh, việc các trường đại học, cao đẳng mới chỉ dừng ở việc giới thiệu, quảng bá những khóa học ưu đãi giảm giá, chứ chưa có nhiều tính định hướng. Điều này có thể khiến cho một bộ phận học sinh hiểu sai, chọn sai ngành học, vì quảng cáo nhiều khi “nói quá” về ngành nghề nào đó, học sinh khi mới chỉ nghe một chiều thấy thích rồi đăng ký mà chưa kiểm định lại thông tin. Vì vậy, các bạn học sinh cần kết hợp lắng nghe nhiều nguồn thông tin tuyển sinh trước khi ra quyết định chọn ngành học.

Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh tìm được ngành nghề phù hợp.

Mỗi học sinh sẽ có độ nhận thức, kiến thức hiểu biết về nghành nghề, việc làm khác nhau, nhưng đa phần đều là ít và chung chung. Vậy nên nhà trường, giáo viên cần hướng nghiệp lớp 10 càng sớm càng tốt, động viên và khích lệ tinh thần học sinh đi đúng hướng. Không ai trong số mọi người hiểu sức học của học sinh hơn thầy cô giáo, người dạy dỗ các bạn học sinh hàng ngày, hàng giờ.

 Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh chọn ngành học

Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh chọn ngành học

Hướng nghiệp sẽ ngày càng được đề cao

Tác dụng của hướng nghiệp chính là phát hiện, và bồi dưỡng tiềm năng của học sinh, thầy cô giáo cần bồi dưỡng tài năng của mỗi cá nhân học sinh, giúp bạn trẻ hiểu được mình muốn gì, cần gì. Từ đó các bạn học sinh sẵn sàng tâm lý để chọn ngành nghề cho tương lai, định hướng nghề nghiệp tốt. Giáo dục hướng nghiệp tại trường học sẽ giúp trẻ hiểu được khuynh hướng nghề nghiệp hiện tại và tương lai, nghề nghiệp nào phù hợp với tính cách nào…

Trường học cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục hướng nghiệp, cần đầu tư vào  tư vấn tuyển sinh 2018,  tham vấn nghề nghiệp, tuyên truyền về ngành nghề, cách chọn nghề sao cho phù hợp. Bởi đây cũng là một kênh giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản thân mình, đánh giá đúng về bản thân, có được nhiều thông tin hơn trước khi lựa chọn ngành học, và chọn khóa học phù hợp với điều kiện, khả năng bản thân.

Bước 1: Thầy cô giáo lắng nghe mong muốn của học sinh là gì, tạo không khí thoải mái để học sinh chia sẻ thoải mái.

Bước 2. Giải quyết những khó khăn của học sinh đang gặp phải trong quá trình chọn nghề.

Bước 3. Tham vấn nghề nghiệp, giới thiệu những thông tin nghề nghiệp, ngành đào tạo, trường đại học, cao đẳng hay trường nghề, đưa ra lời khuyên nên chọn ngành gì.

Bước 4. Tìm hiểu thông tin của trường mà học sinh đã chọn, hỗ trợ cung cấp thông tin tuyển sinh mới nhất giúp học sinh lên kế hoạch để đạt được mục tiêu. Với  dịch vụ tuyển sinh điện tử,  các trường đào tạo luôn hỗ trợ online giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn học sinh, đây là một trong những tín hiệu tốt giúp học sinh tiếp cận với trường tuyển sinh.

Mục đích chính là giúp học sinh có quyết định sáng suốt trong chọn ngành nghề, xây dựng được kế hoạch học tập và ôn thi sao cho tốt nhất, để thi đỗ vào ngành nghề đã chọn.

Công tác hướng nghiệp ngày càng được nâng cao

Công tác hướng nghiệp ngày càng được nâng cao

Chú ý: Thầy cô giáo cần tạo được môi trường thoải mái, gần gũi, lắng nghe những điều học sinh muốn chia sẻ, để học sinh cởi mở hơn, dễ dàng chia sẻ quan điểm của mình. Chỉ khi hiểu hết monh muốn nghề nghiệp của học sinh, hoàn cảnh gia đình, sở thích, năng lực học, khó khăn đang gặp phải, trên cơ sở đó, thầy cố giáo sẽ tư vấn tốt nhất cho học sinh.

Tại các nước phát triển ngay từ nhỏ, học sinh đã được định hướng chọn ngành học bằng cách tiếp cận những nghề nghiệp thực tế thông qua các cuộc tham quan nhà máy, doanh nghiệp… Nhà trường kết hợp với trường đào tạo cần tìm thí sinh, doanh nghiệp, phụ huynh để trang bị cho học sinh kiến thức nền tảng, giúp định hướng nghề nghiệp, có những trải nghiệm thực tế, thực hành nghề nghiệp. Nhà trường cần tổ chức những hội thảo định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, kết hợp với các chuyên gia giáo dục để giúp học sinh chọn ngành học tốt nhất.

Làm sao giúp học sinh chọn ngành học đúng?

  • Trên mạng xã hội Facebook có fanpage của các trường đại học, cao đẳng, học nghề cũng thường xuyên giới thiệu thông tin khóa học, chi phí, hỗ trợ tư vấn tuyển sinh. Bậc phụ huynh-học sinh chỉ cần để lại  thông tin học viên,  bộ phận tuyển sinh sẽ tư vấn trực tiếp trên Fanpage hoặc gọi qua điện thoại hoặc trả lời thắc mắc qua gmail.
  • Tham khảo các phương pháp trắc nghiệm để tìm hiểu xem bản thân thuộc người như nào, hướng nội hay hướng ngoại, xem bản thân thích ngành nghề gì, phù hợp với những ngành gì nhất. Nên liệt kê một vài nghành nghề thấy phù hợp với khả năng bản thân, sau quá trình học, rèn luyện, chúng ta mới nhận định được chính xác ngành nghề nào sẽ theo ta suốt đời. Một trong những phương pháp trắc nghiệm tính cách được nhiều chuyên gia giáo dục, nhà tuyển dụng tư vấn dùng, chính là trắc nghiệm MBTI.

Những tính cách theo kết quả của trắc nghiệm MBTI

Những tính cách theo kết quả của trắc nghiệm MBTI

  • Học sinh nên nhờ bố mẹ tư vấn cho ngành nghề phù hợp với bản thân, sau đó cân nhắc ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
  • Gặp thầy cô giáo để tư vấn, với năng lực học tập hiện tay thì phù hợp với ngành nghề nào, điều kiện gia đình có phù hợp theo ngành học A hay B, nếu điều kiện không phù hợp thì nên tìm những  khóa học giảm giá,  học sinh sẽ có cơ hội vừa học vừa làm, hỗ trợ cho gia đình…
  • Chủ động tìm hiểu kiến thức tuyển sinh trên kênh tuyển sinh trực tuyến, website của các trường học, nơi giới thiệu thông tin về các khóa học, hướng dẫn cách ôn thi tốt nhất.
  • Tham gia các hội thảo tư vấn về nghề nghiệp tại trường, trung tâm giáo dục, hiểu thêm về hình thức thi cử, nghe chia sẻ của những người đã qua thời gian chọn ngành nghề. Thông qua  dịch vụ tìm thí sinh,  các trường đào tạo rất chủ động liên hệ và tư vấn cho các bạn học sinh trên kênh online, việc này cũng giúp ích rât nhiều cho các bạn trẻ được giải đáp một cách dễ dàng. Đồng thời, với những câu hỏi khó, có thể hỏi những chuyên gia giáo dục, những người trực tiếp tuyến sinh các khóa học đào tạo của các trường…

Hướng nghiệp  không chỉ là của nguyên nhà trường, gia đình, mà cũng cần có mặt của doanh nghiệp… hỗ trợ định hướng cho học sinh, tránh việc tô vẽ tương lai màu hồng về lương cao, chế độ ưu đãi tốt… Việc quan trọng là khai thác được tiềm năng của học sinh, giúp học sinh chọn ngành học theo đam mê, năng lực, đồng thời cần cho các bạn trẻ hiểu công việc nào cũng cần sự nỗ lực, quá trình học hỏi vất vả, rèn luyện kỹ năng. Để các bạn học sinh chọn ngành học một cách chính xác và không hối hận với lựa chọn của mình trong tương lai.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực