04/01/2018 | 09:34

Cơ hội nghề nghiệp có thực sự “trải thảm đỏ” cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Những năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường, tham gia vào thị trường lao động có rất nhiều người không thật sự tìm được công việc làm cũng như cơ hội nghề nghiệp phù hợp, hoặc phải chấp nhận làm những công việc trái ngành nghề, thậm chí có thể bỏ qua tấm bằng đại học để trở thành nguồn lao động phổ thông.

Trong khi đó, tình trạng “thèm khát” nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn luôn là vấn đề rất đáng để quan tâm đối với các nhà tuyển dụng nhân sự. Nhiều doanh nghiệp phải "mở trừng mắt" để tìm kiếm những ứng viên chất lượng hoặc phải chi ra những khoản tiền khổng lồ cho việc đào tạo lại kĩ năng đối những ứng viên sau khi đã tuyển dụng. Vậy điều gì đang xảy ra đối với nguồn lao động sinh viên đã tốt nghiệp?

Thực trạng “sinh viên có thật sự thất nghiệp” và tiếng nói từ nhà tuyển dụng?

Với tình hình xã hội như hiện nay, có thể nhận thấy rằng một lượng không hề nhỏ tình trạng thất nghiệp ở sinh viên mới ra trường gia tăng đáng kể. Thậm chí hơn nữa, một số trường hợp sinh viên ra trường cả những hai năm, ba năm vẫn không tìm được những  cơ hội việc làm  tốt, những công việc đúng nghĩa, đúng ngành nghề. Vậy vấn đề thực sự ở đây là gì?

Cơ hội nghề nghiệp có thực sự “trải thảm đỏ” cho sinh viên sau khi tốt nghiệp

Một buổi chia sẻ giải đáp thắc mắc tình trạng thất nghiệp và cơ hội việc làm

Theo khảo sát tình hình thực tế của một số nhà phân tích lao động tại Viêt Nam, quả thật sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay có kiến thức,  nhưng lại thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng rất cần thiết để bổ trợ cho công việc lao động.

Một số bạn trẻ ngay khi còn trong nhà trường cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển những người có năng lực chuyên môn giỏi, tin học phần mềm thành thạo, ngoại ngữ A, B, C, Toiec, Ielts… Chính vì với những suy nghĩ bất cập tiêu cực đó, các bạn đổ xô đi học hết bằng này tới bằng kia, nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các tập đoàn nước ngoài, bên cạnh việc cần có kiến thức chuyên ngành,  họ vẫn luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng làm việc nhóm, khả năng quản trị lập kế hoạch theo mục tiêu, những thao tác  khéo léo xử lý nhanh những bất trắc trong những tình huống bất ngờ liên quan đến công việc…

Một bộ phận sinh viên khác, các bạn còn chưa thật sự tự tin ở bản thân và năng nỗ trong quá trình làm việc, thiếu kiên nhẫn cũng như dũng cảm để đương đầu với những khó khăn thử thách, những công việc lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và tư duy cao.

 Tuy nhiên, nguyên nhân chính cơ bản nhất vẫn là ở quá trình  tư vấn tuyển sinh  và đào tạo. Các công tác tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên còn quá sơ sài và bị “xem nhẹ” từ phía nhà đào tạo dẫn đến tình trạng nhiều thí sinh đăng ký theo học chuyên ngành mình không yêu thích và đam mê. Hệ quả là khi ra trường họ không có đủ kiến thức chuyên môn, cũng chẳng có đủ kinh nghiệm và càng không thể phát huy năng lực sáng tạo của chính bản thân.

Nhà tuyển dụng cần những gì từ phía nhà đào tạo và sinh viên ra trường?

Nhà tuyển dụng cần những gì từ phía nhà đào tạo và sinh viên ra trường?

Nguồn nhân lực chất lượng cao và hiện đại

Ngay từ buổi đầu của nền giáo dục, mục tiêu đào tạo đã được xác định chính  là: “Đào tạo ra những con người, những cá nhân có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công việc, có đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sử dụng  ngoại ngữ, kỷ luật trong  lao động, tác phong chuyên nghiệp trong công việc, năng lực ứng biến nhạy bén cùng với khả năng thích nghi với những điều kiện làm việc cao...”.

Do vậy, để có một cái nhìn cụ thể và sâu sắc về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu trong tình hình xã hội đang phát triển và hội nhập, các trường đào tạo cũng như các  nhà đào tạo hàng đầu  nên chú trọng thực hiện những biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, cập nhật những chương trình đào tạo và học tập theo hướng hiện đại, tích cực.

Thêm vào đó, nhà đào tạo cũng cần phải  đẩy mạnh những ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường thực hành, thực tập, chú trọng vào việc giáo dục cho sinh viên những kỹ năng mềm về giao tiếp xã hội, ứng xử tình huống, ngoại ngữ, tin học thông qua các  khóa học ngắn hạn,các khóa học miễn phí,  tổ chức thành lập các câu lạc bộ sáng tạo dành cho tuổi trẻ để khai thác những  ý tưởng khác biệt và tạo môi trường sáng tạo năng động cho sinh viên, khuyến khích sinh viên tham gia những nghiên cứu khoa học bổ ích liên quan đến chuyên ngành, chủ động  tìm thí sinh cho khóa học một cách phù hợp và có lợi ích cho thí sinh để ươm mầm tài năng  trẻ...

Đặc biệt, công tác nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường bảo đảm có việc làm đúng ngành nghề, đúng chất lượng đào tạo phải trở thành mục tiêu tiên quyết của nhà trường ngay từ những bước đầu tiên  tư vấn tuyển sinh,  đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ phía nhà đào tạo và bản thân các em học sinh, sinh viên đang học tại trường.

Biện pháp nào để sinh viên chinh phục nhà tuyển dụng

Đối với sinh viên, ngay từ buổi đầu, các bạn phải xác định những lĩnh vực yêu thích, đam mê và vượt trội hơn, sau đó bằng việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về ngành thông qua  kênh tuyển sinh  hay ở những bộ phận các anh chị đi trước, từ đó tạo nền tảng chắc chắn xác định mục đích hướng đi, thái độ học tập rèn luyện đúng đắn, tích cực.

Biện pháp nào để sinh viên chinh phục nhà tuyển dụng

Nụ cười của sự hài lòng từ nhà tuyển dụng và sinh viên

Trong quá trình học tập, sinh viên nên không chỉ tích lũy về nguồn kiến thức mà cũng cần phải rèn luyện những kỹ năng thực hành, kỷ luật đạo đức,  phẩm chất cá nhân  năng động , sáng tạo, phải biết lắng nghe và chia sẻ cùng mọi người, khả năng hợp tác nhóm và làm việc có hiệu quả, đoàn kết.

Và hơn lúc nào hết, trong sự phát triển của thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của hội nhập nền kinh tế quốc tế, kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp và vận dụng một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ - ngoại ngữ tiếng Anh là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là một công cụ cực kì hữu ích để sinh viên có thể tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ, xóa bỏ rào cản kỹ thuật, mở rộng tầm nhìn theo hướng toàn cầu hóa và một cách bản lĩnh tự tin sánh vai với thế giới.

Về phía nhà đào tạo, cùng với việc kiên định thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trong nguồn lao động trẻ, việc triển khai thực hiện đồng thời công tác gắn kết giữa nhà trường với các cơ quan, xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất để tạo những cơ hội  cho sinh viên trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động cần thiết đối với chuyên ngành, lĩnh vực mà sinh viên theo đuổi, bổ sung, điều chỉnh những nội dung chương trình đào tạo và loại bỏ những cái thật sự không còn cần thiết, không còn phù hợp với thời đại đào tạo mới, phối hợp trong công tác thực tập kiến tập,  hỗ trợ tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Cơ hội nghề nghiệp trong tầm tay với những tiêu chí của nhà tuyển dụng

Để có thể hoàn toàn tự tin và chắc chắn nắm được những cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường, các thế hệ học sinh, sinh viên trẻ nên xem xét nhìn nhận ở bản thân bốn tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần để xây dựng trong quá trình còn ở trường học, đó là:

1. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc, giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa những rủi ro công việc mà những điều này ở bậc đại học giảng viên không thể truyền đạt cho sinh viên tất cả. Không những thế, kỹ năng mềm còn là những ứng xử tinh tế của bạn với các đồng nghiệp, với cấp trên và với tất cả mọi người xung quanh bạn.

Trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển dụng nhận vào làm việc là các bạn phải thể hiện được khả năng chuyên nghành của mình chỉ trong vài phút phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công và vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng mềm, kỹ năng này sẽ giúp bạn khai phá hết những khả năng của bản thân để từ đó nhà tuyển dụng có thể thấy rằng bạn hoàn toàn xứng đáng với vị trí mà họ cần. Một số kĩ năng tiêu biểu được nhà tuyển dụng đánh giá cao gồm:

Khả năng thích nghi nhanh: bạn cần linh hoạt và cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới luôn thay đổi trong công việc, thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn và trách nhiệm công việc cao.

Cơ hội nghề nghiệp trong tầm tay với những tiêu chí của nhà tuyển dụng

Kỹ năng mềm thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong công việc

Khả năng cập nhật và chọn lọc thông tin cần thiết: trong trường học, các giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Nhưng thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một ứng viên có thể lĩnh hội được thông tin thời sự và từ đó liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình.

Kỹ năng sắp xếp quản thời gian:  kỹ năng quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy đánh giá xem những công việc nào là quan trọng, cần thiết nhất để ưu tiên thực hiện. Thông qua kĩ năng sắp xếp thời gian, bạn phải chi phối công việc chứ đừng làm điều ngược lại.

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của nhóm. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Vì thế họ không thể làm tốt những công việc liên quan đến nghệ thuật giáo tiếp, ứng xử. Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động để trở thành tình nguyện viên mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước mọi người, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp, sự kiện và đóng góp ý kiến.

Kỹ năng công nghệ thông tin: có những công việc đòi hỏi những khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình, các phần mềm soạn thảo văn bản hay tính toán... bắt buộc bạn phải được đào tạo và thành thạo. Hơn nữa, đó chính là yếu tố cần thiết và cơ bản trong xã hội hiện đại hóa hiên nay. 

Khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm:  những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi các bạn cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

2. Kiến thức

Bạn phải rèn luyện và không ngừng trau dồi những vốn sống, kiến thức chuyên ngành về công việc cũng như cơ hội nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Ngoài ra, đối với cách tiếp xúc và thực hành thì bạn nên dành thời gian thực hiện các nghiên cứu, đọc các thông tin, trang báo để tích góp lâu dài cho mình những bài học phong phú và quý báu để áp dụng vào thực tiễn công việc thay vì lúc nào cũng nghĩ đến lí thuyết suông.

3. Kinh nghiệm và trải nghiệm

Sinh viên với những trải nghiệm xã hội

Sinh viên với những trải nghiệm xã hội

Môi trường làm việc thật sự rất khác biệt so với môi trường lí thuyết trong những trang sách vở, bạn sẽ tự tin và năng nổ hơn nếu như bạn đã từng trải nghiệm cũng như có những trải nghiệm quen thuộc liên quan đến nghành đào tạo của mình. Điều này cũng làm cho hầu hết các nhà tuyển dụng luôn hài lòng hơn vì họ sẽ mất ít công sức và tiền bạc đào tạo bạn.  

Việc tập tiếp xúc và va chạm sớm với những trải nghiệm xã hội không chỉ giúp bạn có thêm kĩ năng mềm mà còn tăng thêm cả về kinh nghiệm lẫn kiến thức thực tiễn làm việc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, câu lạc bộ, đi làm thêm... Tuy nhiên, rất nhiều những bạn trẻ lựa chọn những con đường định hướng không đúng đắn, không phù hợp, không làm gia tăng thêm kinh nghiệm ở mảng chuyên môn của mình, thay vào đó là những kinh nghiệm không có nhiều ứng dụng trong thực tiễn công việc.

Tóm lại, chính bạn – những sinh viên thuộc thế hệ trẻ hiện đại nếu muốn thay xã hội, thay đổi cuộc đời bằng những cơ hội nghề nghiệp tốt hoặc có định hướng trước sự nghiệp, điều quan trọng đầu tiên ở các bạn chính là xác định và theo đuổi các cơ hội đó tại điểm khởi đầu đúng với những tiêu chí của nhà tuyển dụng và phù hợp lợi ích, kỹ năng và hoàn cảnh của bản thân bạn.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực