02/01/2018 | 14:59

Tuyển sinh đại học mỏi cổ tìm thí sinh, tuyển sinh cao đẳng còn bất lợi hơn

Tình trạng chung của tuyển sinh của các trường đào tạo hiện nay đang “ế” thí sinh, lãnh đạo của các trường Đại học cũng đau đầu vì số lượng thí sinh ngày càng giảm. Nhưng tuyển sinh cao đẳng còn căng thẳng hơn vì không chỉ giảm tỷ lệ thí sinh mà còn không có bất kỳ hồ sơ thí sinh nào.

Theo thông tin tuyển sinh 2017 thống kê lại, hàng loạt trường đào tạo, trường nghề “ngấp ngoải” vì thí sinh không mặn mà, nhiều trường hợp từ chối đăng ký thi để đi làm nghề bên ngoài.

Bối rối vì chỉ tiêu tuyển sinh 3000 mà chỉ tuyển được 500

Các trường đã kéo dài thời gian tuyển sinh vậy mà cũng không khả thi, con số thực tế không như mong muốn, khiến các trường hết sức lo ngại. Tình hình tuyển sinh của các trường cao đẳng cũng không khá khẩm hơn, nhiều trường sau 2, 3 đợt xét tuyển nhiều trường tạo cơ hội vớt hết tất cả hồ sơ dù cả hết thời gian, vậy mà kết quả tuyển sinh chỉ đạt gần 50% hồ sơ đặt chỉ tiêu.

Bối rối vì chỉ tiêu tuyển sinh 3000 mà chỉ tuyển được 500

Sinh viên không mặn mà với thông tin tuyển sinh cao đẳng

Theo thực tế, các trường cao đắng lo lắng các trường đại học sẽ tuyển hết nguồn thí sinh, bởi nhiều trường đại học tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, còn có trường ĐH tuyển theo học bạ…. Vậy nên cơ hội cho trường cao đằng ngày càng ít, chẳng nhiều thí sinh quan tâm đến định hướng chọn trường cao đẳng.

Những yếu tố giúp trường đào tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh

  • Thương hiệu trường: Tên tuổi của trường chiếm tỷ lệ trọng cao trong quyết định lựa chọn của các bậc phụ huynh và các thí sinh. Vậy nên,  thành viên nhà tuyển sinh  cần chú ý việc xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu một cách tích cực đến học sinh. Để các bạn học sinh tin tưởng và lựa chọn trường theo học.
  • Học phí: Việc chi phí đầu vào cũng là một trong những tiêu chí được phụ huynh đề cao, vì không phải ai cũng có điều kiện để theo học. Nên trường cao đẳng muốn hút tuyển sinh cần thiết kế lại chương trình học phù hợp với chí phí để cạnh tranh với những trường khác.
  • Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc: Học sinh rất quan sát và nghiên cứu phản hồi của các cựu sinh viên theo học ở đây, liệu ra trường có tìm được việc làm hay không, hay kiến thức theo học không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Thế nên để cạnh tranh với đại học, công tác tuyển sinh cao đẳng nên chú trọng tiêu chí này. Ban lãnh đạo của trường cao đẳng có thể liên kết với các doanh nghiệp lớn, đào tạo theo yêu cầu, hoặc mời những doanh nghiệp về chia sẻ, hướng dẫn, định hướng cho sinh viên đang học cách học, cách rèn luyện để có việc làm.
  • Vị trí của trường: Việc một trường quá xa so với trung tâm sẽ khiến cho học sinh lo lắng về: an toàn khi theo học, nhà trọ, đi lại xa, khó tìm được việc làm thêm…

Những yếu tố giúp trường đào tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh

Thí sinh sẽ ưu tiên lựa chọn những trường cam kết có công việc sau khi tốt nghiệp

Nguyện vọng nào cho Cao đẳng?

Sau khi các thí sinh nhận được kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia, chính là mùa  tuyển sinh cao đẳng,  đại học. Năm nay, các thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT, đồng thời cũng lựa chọn luôn trường đại học, cao đẳng, vì vậy các trường cần phải tung hết chiêu trước thời gian thí sinh đăng ký xét tuyển, lựa chọn trường.

Thực tế nhiều trường cao đẳng hiện nay chuyển về thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vậy nên sẽ không được xuất hiện trong danh sách các trường đăng ký của thí sinh bởi vì không cùng hệ thống xét tuyển của bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây chính là một bất lợi lớn của bộ phận tuyển sinh cao đẳng.

Theo khảo sát, chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2018 ngày càng tăng, không chỉ tăng số lượng thí sinh, mà phát triển thêm nhiều ngành nghề. Mặc dù bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn để nguyên điểm sàn, nhưng bộ phận tuyển sinh cao đẳng không nhìn thấy nhiều tia hy vọng về những thí sinh có điểm thi thấp, bởi nhiều trường đại học còn hạ thấp chỉ tiêu, xét tuyển bằng chính học bạ THPT. Nên cao đẳng ngày càng đi xuống, không tìm được giải pháp tuyển sinh nào.

Đại học không phải con đường duy nhất

  • Bộ phận tuyển sinh cao đẳng đã đầu tư nhiều vào truyền thông để giới thiệu  tin tức tuyển sinh,  những điểm mạnh, những ưu thế nổi trội hơn việc vào học đại học. Vậy nên nhiều phụ huynh, học sinh đã thay đổi một chút về suy nghĩ, đại không phải là duy nhất.
  • Các trường cao đẳng lựa chọn hướng đi khác biệt, thay vì quá đề cao kiến thức, trường còn chú trọng tạo môi trường cho sinh viên phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng sống, chương trình âm nhạc, từ thiện giúp sinh viên có nhiều trải nghiệm hơn…
  • Cao đẳng hiện nay đầu tư nhiều vào thực hành, đào tạo sát với thực tế, những ngành nghề hot trên thị trường, nên tỷ lệ sinh viên cao đẳng có thể tìm được việc làm – lương hấp dẫn.

Đại học không phải con đường duy nhất

Nhiều người băn khoăn, không vào đại học sẽ đi đâu về đâu?

Phương án giúp các trường Cao đẳng tuyển sinh được nhiều học sinh

1. Đẩy mạnh chất lượng đào tạo: Nhiều sinh viên phàn nàn rằng chất lượng đào tạo cao đẳng ngày càng đi xuống so với thực tế, trong khi các trường đầu tư và thay đổi cách giảng dạy. Các trường liên tục đưa các giảng viên để nâng cao chuyên môn cùng kỹ năng giảng dạy, điều này khiến cho sinh viên hứng thú nghe giảng hơn.

2. Phát triển công tác tuyển sinh cao đẳng: Thay đổi cách tuyển sinh, không chỉ  tư vấn tuyển sinh  theo cách truyền thống – tổ chức chương trình hội thảo, đăng thông tin tuyển sinh qua các đơn vị giáo dục, phát tờ rơi… Cần có những cách tiếp cận đến phụ huynh, học sinh mới, đó chính là Internet; đa số hiện nay ai cũng đều truy cập mạng để đọc tin tức, lên mạng xã hội Facebook để kết nối với mọi người. Trên kênh Facebook có hình thức chạy quảng cáo Fanpage giúp cho các trường cao đẳng có thể tiếp cận chính xác đến những đối tượng tiềm năng muốn hướng đến: có thể target dựa theo tuổi tác, giới tính, ngành nghề, sở thích, đang quan tâm điều gì…

Quảng cáo banner  tại các website tuyển sinh, kênh tuyển sinh trực tuyến cũng là một trong những tiếp cận trên Internet giúp học sinh, phụ huynh chú ý và nhớ lâu hơn rất nhiều.

3. Chú trọng giúp sinh viên tìm kiếm được việc làm: Ai cũng mong rằng sau khi con em mình, bản thân theo học có thể tìm được việc làm ngay sau khi nhận được tấm bằng, nhưng thực tế không phải ai cũng được như vậy. Nguyên nhân có thể là kiến thức,  khóa học  không bắt kịp thực tế, kỹ năng mềm kém, kỹ năng sống không đủ, cách giao tiếp kém… Trường cao đẳng hãy tìm các phương án để giải quyết những vấn đề sinh viên măc phải.

Phương án giúp các trường Cao đẳng tuyển sinh được nhiều học sinh

Quảng cáo banner tiếp cận tới các thí sinh tốt nhất

4. Đầu tư cơ sở vật chất: Thiếu cơ sở vật chất hạ tầng để học tập, nghiên cứu thế nên sinh viên ra trường mà không nắm rõ đúng bản chất và kiến thức được học, đặc biệt đối với một số ngành như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… Trường cao đẳng cần chú trọng việc mua đồ thiết bị nghiên cứu, tạo điều kiện cho sinh viên khám phá, học hỏi thực tế, sát với những yêu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại vậy, cần có những thư viện điện tử và thư viên truyền thống để sinh viên có thể tìm tòi những kiến thức, công trình nghiên cứu của thế hệ trước, để có căn bản để phát huy những cái mới…

5. Tăng các chương trình, tạo môi trường giúp sinh viên phát triển kỹ năng: Ngoài thời gian học căng thẳng, nếu thiết kế những chương trình ngoại khóa, cuộc thi âm nhạc, sở trường nấu ăn, cắm hoa,  khóa học miễn phí  để rèn luyện kỹ năng mềm… để sinh viên có khoảng thời gian thư giãn, cân bằng lại cuộc sống. Đoàn thanh niên của trường cao đẳng kết nối với một vài đơn vị xa để đến tham gia chương trình mùa hè xanh, để sinh viên được cống hiến, thấy trân trọng cuộc sống hơn…

Bài toán tuyển sinh cao đẳng vẫn ngày càng khó hơn, các đơn vị tuyển sinh cần kết hợp của các phương án tuyển sinh khác nhau để thu hút học sinh, gây ấn tượng với phụ huynh. Theo Kết nối giáo dục, trường cao đẳng cần khẳng định sau khi học các học sinh sẽ có việc làm tốt, đúng chuyên ngành, chắc chắn bài toán tuyển sinh sẽ đơn giản, và bớt khó khăn hơn.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực