03/01/2018 | 08:45

Tuyển sinh Đại học và sau Đại học – Cơ hội và thách thức luôn song hành

Vì nền kinh tế ngày càng phát triển, các bạn thí sinh ngày nay không chỉ hoàn thành bậc đại học, mà họ còn mong muốn học lên bậc sau đại học. Chính vì vậy, tuyển sinh đại học và sau đại học là những công tác gần như song hành cùng nhau. Bên cạnh những lợi ích thiết thực nâng cao tri thức và kĩ năng nghề nghiệp, thách thức đặt ra cho các nhà tuyển sinh/đào tạo trong vấn đề tuyển sinh Đại học và sau Đại học cũng nhiều khó khăn không kém.

Số lượng thí sinh xét tuyển vào đại học giảm và sau đại học lại tăng

Có một nghịch lí là, số lượng thí sinh thi vào các trường đại học-cao đẳng đã có xu hướng giảm đi từ niên khóa 2014 trở lại đây, nhưng số lượng hồ sơ đăng kí thi tuyển vào đại học lại tăng dần đều. Nguyên nhân chủ yếu là vì các thí sinh đã không tìm được việc làm, một số bạn không thể thoát khỏi vấn đề thất nghiệp. Dường như thất nghiệp là cái vòng kim cô cứ mãi đeo bám các bạn.

Số lượng thí sinh xét tuyển vào đại học giảm và sau đại học lại tăng

Thất nghiệp – nỗi ám ảnh thường trực của mỗi thí sinh

Ngay từ những năm học trung học, các bạn đã không thể định hình chính xác nghề nghiệp sau này của mình là gì. Tệ hơn là, các bạn chỉ nghe theo lời của cha mẹ hoặc nối gót theo bạn bè mà chọn đại một ngành học nào đó. Nếu sợ máu, thì dù có cố gắng thi đậu vào đại học y dược, thí sinh vẫn không đủ sức bền theo học 6 năm dài đằng đẵng tại trường!

Hoặc có bạn đam mê về kinh doanh nhưng lại bị thúc ép học kĩ sư, sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đó vẫn mãi loay hoay không xin được việc làm đúng chuyên ngành và khả năng thực của mình.

Một điểm khởi sắc trong vấn đề tuyển sinh đại học hiện nay là các bạn học sinh đã rút nhiều kinh nghiệm từ những anh chị đi trước, các thí sinh đã không còn nộp nhiều hồ sơ vào Đại học - Cao đẳng. Các bạn đã dần xác định được khả năng học tập của mình ở mức độ nào.

Các thí sinh dần hiểu được học Đại học không phải là “học đại”

Các thí sinh dần hiểu được học Đại học không phải là “học đại”

Đối với các bạn tân cử nhân, các bạn cũng khó thoát ra khỏi cái vòng vây mang tên này. Học lên bậc thạc sĩ là giải pháp chữa cháy được các bạn lựa chọn với niềm hy vọng sẽ xin được việc…ngon hơn! Đây là nguyên nhân chính lí giải vì sao hồ sơ nộp vào các kì tuyển sinh sau đại học lại gia tăng.

Tuy nhiên, các bạn thí sinh không hiểu được tính chất của bậc học sau đại học mang tính chất hàn lâm và nghiên cứu chuyên sâu. Nếu như bậc đại học, bạn chỉ cần học một số kiến thức chuyên môn để phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp, thì bậc sau đại học đòi hỏi bạn phải nghiên cứu đào sâu dựa trên nền tảng kiến thức đã có.

Các bạn thí sinh chỉ nghĩ đơn giản rằng, đi học bậc sau đại học là phao cứu sinh trong thời điểm nguy cấp. Nhưng, hệ lụy đằng sau đó thì các bạn không thể lường trước hết.

Vì vậy, các bạn thí sinh cần sáng suốt đọc kĩ  thông tin tuyển sinh chọn lọc  dù là tuyển sinh đại học hay sau đại học. Bên cạnh đó, các thí sinh nên tìm đến các buổi tư vấn tuyển sinh đại học tại các trường THPT và trực tuyến từ báo chí tổ chức,…để nắm bắt các thông tin  tuyển sinh đầu cấp,  tuyển sinh đại học 2017,…

Phụ huynh và thí sinh nên chủ động tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường

Phụ huynh và thí sinh nên chủ động tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường

Công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của các nhà tuyển sinh/đào tạo như thế nào?

Có thể nói, công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của các nhà tuyển sinh cũng gặp nhiều thách thức không kém. Trước hết, đó chính là quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT luôn thay đổi từng niên khóa.

Phòng đào tạo-tuyển sinh của trường luôn phải thường xuyên cập nhật các quy chế mới nhất. Sau đó, họ cần tìm ragiải pháp tuyển sinh phù hợp với từng chuyên ngành hiện có tại trường mình.

Trong năm 2018, Bộ GD-ĐT vừa công bố sẽ thêm một số ngành đào tạo mới, bao gồm 23 lĩnh vực với hơn 300 ngành nghề đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, Bộ cũng có điều chỉnh về mã ngành rất khác so với tuyển sinh 2017 vừa qua.

Một số ngành sẽ thay đổi vị trí từ nhóm ngành này sang nhóm ngành khác. Ngành quản lí hoạt động bay thuộc nhóm ngành quản lí công nghiệp trong những năm trước đây. Năm 2018, ngành này đã được chuyển hẳn sang nhóm ngành khai thác vận tải. Đây là ví dụ điển hình nhất cho sự thay đổi mới này.  Dựa vào tính chất ngành nghề và khả năng hoạt động thực tế, ngành nghề sẽ có sự điều chỉnh rõ nét.

Các nhà tuyển sinh cần thường xuyên cập nhật quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT thay đổi theo từng năm

Các nhà tuyển sinh cần thường xuyên cập nhật quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT thay đổi theo từng năm

Một điểm quan trọng khác là các trường cần phải cân nhắc đến, đó chính là chỉ tiêu cho mỗi ngành là bao nhiêu sinh viên/thí sinh sẽ vào học. Và cơ sở vật chất có đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập của thí sinh hay không,…

Các trường cũng gặp không ít khó khăn khi ngày càng có nhiều thí sinh không nộp hồ sơ ảo nh7 trước, nên nhiều trường đã linh hoạt mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới. Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng giảng dạy thực của các giảng viên cũng như cơ sở hạ tầng có đáp ứng kịp thời hay không.

Một vấn đề đau đầu khác của các nhà tuyển sinh là sự thu hẹp đào tạo ở một số ngành cốt lõi truyền thống của trường. Các nhà tuyển sinh/đào tạo không thể loại bỏ các ngành chủ lực của trường mình vì điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của trường.

Một số ngành đào tạo được phép mở thêm và thay đổi phù hợp theo tính chất nhóm ngành cũng là một giải pháp rất tốt để các trường giải quyết được bài toán thiếu chỉ tiêu thí sinh. Hơn nữa, các trường hoàn toàn có thể đào tạo theo nhu cầu thực của xã hội hiện nay, thay vì là những con số ảo.

Quảng bá tuyển sinh đại học và sau đại học cần có sự linh hoạt

Một khi các nhà tuyển sinh/đào tạo đã xác định đúng chuẩn khả năng của trường mình, công tác tuyển sinh sẽ được đẩy lên một bước tiến xa hơn – quảng bá đăng tuyển. Công cuộc quảng bá ở hai bậc này cần có chiến lược và cách thức khác nhau tại mỗi thời điểm. Và lựa chọn sử dụng dịch vụ  quảng bá đăng tuyển  là một sự lựa chọn đúng đắn cho các nhà tuyển sinh/đào tạo.

Đào tạo theo nhu cầu thực của xã hội hiện nay để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp

Đào tạo theo nhu cầu thực của xã hội hiện nay để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp

Bên cạnh đó,  miễn giảm học phí  cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn và hiếu học cũng là giải pháp đẩy mạnh cho công tác quảng bá tuyển sinh cho các trường. Đây vừa là hoạt động nhân văn mang tính thiết thực, lại là một chiến lược khá quan trọng để nâng cao hình ảnh của trường trong những năm tuyển sinh sau đó.

Tuyển sinh là chặng đường dài mà mỗi nhà đào tạo/tuyển sinh cần có kế hoạch phù hợp để có những bước đi đúng. Chặng đường này được ví như một bàn cờ. Mỗi quân cờ mà nhà tuyển sinh/đào tạo đặt xuống đều có ảnh hưởng rất nhiều đến những nước cờ sau đó. Chỉ cần một nước cờ sai, nhà tuyển sinh/đào tạo cần phải tháo dỡ những khó khăn khá vất vả và cần rất nhiều thời gian điều chỉnh.  

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực