15/01/2018 | 22:00

Chọn nghành đại học “Hoặc là cuộc đời nở hoa hay là cuộc sống bế tắc”

Chọn nghành đại học mà không liên quan đến xu hướng nghề nghiệp trong tương lai thì thực là ác mộng. Bởi ác mộng không phải là bị bạn bè ruồng bỏ, bị người yêu hắt hủi. Ác mộng chính là con số 174.000 cử nhân thất nghiệp do sai lầm khi chọn ngành học, (theo thống kê Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết quý 3/2014) phải ở nhà, hay đi làm trái nghành “tạm bợ”, “thui chột” dần đi ý chí của tuổi trẻ.

Con số thất nghiệp khi chọn nghành đại học sai là đáng báo động

Con số thất nghiệp khi chọn nghành đại học sai là đáng báo động

Cánh cổng đại học mỗi mùa  tuyển sinh hà nội  vừa là cơ hội khám phá chính bản thân mình, vừa là cơ hội “năng nhặt chặt bị” kiến thức để mang hành trang ấy bước vào đời. Tất cả quá trình theo học ấy đều màu hồng, con đường đến tương lai trong tưởng tượng của các bạn rộng rãi đến thênh thang. Bởi kinh nghiệm khởi nghiệp, thành công sau khi tốt nghiệp toàn đi cóp nhặt về từ những tự truyện của các vỹ nhân nổi tiếng. Chọn ngành đại học  rồi mang suy nghĩ ấy bước vào đờikhiếnnhiều bạn trẻ bị “sốc” khi vấp phải thực tế nghiệt ngã mang tên “thất nghiệp”.

Lúc này cuộc đời bế tắc bạn đừng vội đổ lỗi cho xã hội, tất nhiên nguyên nhân cũng do thị trường lao động quá tải, nhưng còn 1 nguyên nhân khác bởi tại chính sự lựa chọn ngành đại học  ngay từ ban đầu của bạn không phù hợp, không đúng với yêu cầu xã hội đang cần bổ xung.

Do ngay khi  hướng nghiệp lớp 12, các bạn lựa chọn nghành đại học sai nên tương lai e rằng sẽ  phải trả cái giá quá đắt.

1-Cái giá phải trả khi chọn ngành đại học sai

Bạn đang  chọn nghành đại học  theo cách nào:

  • Bố mẹ người thân định hướng
  • Đua theo số đông bạn bè
  • Chọn bừa 1 trường nào đang hot, đang thời thượng như: đối ngoại, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh,
  • Chọn trường vì nghe tên thấy thích

Nếu bạn chọn nghành đại học không đúng như năng lực sẽ dẫn đến thất nghiệp

 

Nếu bạn chọn nghành đại học không đúng như năng lực sẽ dẫn đến thất nghiệp

Vậy những yếu tố như năng lực, phẩm chất của bạn phù hợp như thế nào?, nghành học đó ra trường làm những gì?… Bạn có kết nối các yếu tố trên được với nhau trong quyết định chọn ngành đại học  không? Nếu không tức là chọn nghề, hướng nghiệp sai sẽ gây hậu quả lớn cho chính bạn.

- Lãng phí thời gian theo học cũng như công sức, tiền của bỏ ra. Trên thực tế đã có nhiều điển hình này ví như: một số sinh viên học đại học bỏ học dang dở vì không biết nghành học của mình ra trường mình sẽ làm gì; một số khác thì rẽ ngang chọn ngành đại học  thi lại từ đầu hay học thêm một bằng cử nhân khác.

- Cái giá nữa là bạn bị “lạc đường nghề nghiệp” hoặc không hài lòng với nghề mình đã học , đã chọn. Nhiều bạn trẻ ra trường tâm sự rằng: khi đi làm mới thấy công việc không đúng sở trường, không có đam mê, không “mặn àm” với nghề, khiến chỉ muốn “bỏ ngang xương”. Nhưng quay đầu lại thì không có thời gian và cơ hội, tiếp tục trong bất mãn, chán nản. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn tiết lộ: “có hơn 15%-20% sinh viên thực tế ra trường mới nhận biết mình chọn sai nghề”.

Chọn ngành đại học  đừng mơ hồ, mông lung để  phải trả cái giá đắt nữa, bạn cần  chọn trường  sao cho đúng.

2- Nguyên nhân chọn nghành đại học sai là do đâu?

Nguyên nhân chọn nghành đại học sai là do đâu

Nguyên nhân chọn nghành đại học sai là do đâu

Bất cứ chuyện gì xảy ra đều có lý do, đều có nguyên nhân riêng của nó,  việc bạn lựa chọn sai nghành nghề cũng không nằm ngoại lệ. Có 2 nguyên nhân do khách quan và cả chủ quan.

Khách quan là do đa phần các trường THPT đều “chăm chăm” vào hoạt động gỉang dạy, bồi dưỡng kiến thức, rồi đẩy các em tự do lựa chọn trường thi. Hiếm có trường nào, thầy cô nào có hoạt động hướng nghiệp  chọn ngành đại học  thực sự.

Chủ quan là do các em chọn trường theo trào lưu, chọn nghành học theo ý thích của cha mẹ, bạn bè. Chủ quan nữa là do thiếu hiểu biết mà quyết định.

 Vì thế mới dẫn đến kết quả là hầu hết học sinh lớp 12 mông lung, phụ huynh rối ren không nắm rõ được thông tin ngành nghề mà mình chọn, cũng như không biết được công việc ra trường sau khi học như thế nào. Mới dẫn đến con số 75.6% sinh viên không thoả mãn với quyết định của mình.

3- Chọn nghành đại học đúng dựa trên các yếu tố nào?

Trước tiên chọn trường học đừng chạy theo “mốt” , bởi mốt không ứng dụng được cho tất cả, hợp với số đông chưa chắc đã hợp với cá nhân. Bạn cần  chọn cấp học trình độ  tương xứng với bản thân theo tiêu chí:

 Chọn nghành nghề theo xu hướng hay phù hợp?

Chọn nghành nghề theo xu hướng hay phù hợp?

  • Dựa trên đánh giá đúng năng lực giá trị bản thân
  • Tự lượng sức mình với các yêu cầu đưa ra của các trường
  • Hiểu rõ thông tin nghành mình chọn theo học: học về cái gì, ra trường làm gì, có phù hợp với xu thế tương lai hay không?...
  • Nên chọn nghề rồi mới chọn trường, và cũng nên nộp khoảng 4 nguyện vọng tương đương các ngành có tính chất công việc giống nhau.
  • Đặc biệt hãy  chọn ngành đại học  theo sở trường sở thích của bản thân, để phát huy tối đa niềm đam mê.

Theo khảo sát ghi lại của ngành Sử học thuộc  ĐH KHXH-NV TPHCM,  xem hồ sơ thí sinh  chỉ 10% sinh viên theo học trên cơ sở tìm hiểu và quyết định đúng nghành học. Tương tự, khi ra trường làm đúng chuyên nghành theo học cũng chỉ dao động ở mức 30%-50%.

Vì thế khi bạn chọn ngành đại học  phải đảm bảohòa quyện được3 khâu: Sở thích – Năng lực – Nhu cầu xã hội. Tức là các bạn trẻ phải đảm bảo hiểu biết đủ về nghành nghề mình theo học, có thái độ nghiêm túc kiên trì dành tâm huyết cho nó, để xác định tâm thế ra trường gắn bó theo đuổi công việc ứng với nghành học.

Học sinh nên tham gia các chương trình hướng nghiệp

Học sinh nên tham gia các chương trình hướng nghiệp 

Lấy ví dụ như bạn là người năng động, ưa khám phá, đôi chút lãng mạn, yêu thích con đường nghệ thuật, thích vẽ , ca hát, hay sáng tạo..mà lại thi vào những nghành kinh tế đối ngoại, thương mại, ngoại thương... đòi hỏi kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá cũng như những lý luận sắc bén trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh.Lúc này chắc chắn sự khô khan cũng trừu tượng của các môn học sẽ làm bạn chán nản giảng đường, có thể bỏ ngang để theo đuổi lại vào các trường nghệ thuật. Hay ngược lại bạn đam mê phân tích, đánh giá, xử lý..nền kinh tế, yêu thích những con số mà lại thi vào các trường năng khiếu nghệ thuật sẽ thấy xa vời, vô bổ.

Một thực tế nữa hiện nay, không ít trường nở rộ nhiều ngành mới có tên” kêu như chuông”  để hấp dẫn đầu vào. Để tránh rơi vào “ma trận” thí sinh nên thường xuyên tham khảo các website tuyển dụng,  dịch vụ e-marketing  để hiểu về nghề nghiệp, sau đó tìm hiểu đối chiếu với công tác đào tạo của trường xem chúng có “liên quan” hay không?

Khi chọn ngành đại học, học sinh cần đặt ra những cơ sở để so sánh như: có  ưu đãi học phí  hay không? có phù hợp điều kiện gia đình không?, có phù hợp với năng lực không?... Nếu không cân nhắc kỹ, các em có thể trượt dài trong tương lai của chính mình.

Vậy nên vấn đề được đặt ra tại các trường THPT, trước khi thi tốt nghiệp nhà trường nên có hội thảo tư vấn hướng nghiệp việc làm cho các em. Bạn học giỏi không có nghĩa là sẽ không thất nghiệp nếu gia đình và nhà trường không chú ý công tác hướng nghiệp từ sớm.

Còn giả như bạn đã trót sai hãy làm lại. Nếu bạn cảm thấy thực sự không thể tiếp tục với ngành học hiện tại, hãy dừng lại, bắt đầu lại. Nếu còn lưỡng lự, cácbạn hãytìm đến  tư vấn tuyển sinh trực tuyến  để được tư vấn. Hiện nay các  dịch vụ đăng tuyển gia tăng  không ngừng nhằm phục vụ nhu cầu

Việc chọn ngành đại học  là lựa chọn mang tính quyết định vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai, hay vận mệnh của chính mỗi người đồng thời kéo theo sự liên đới ảnh hưởng tới chính gia đình bạn. Do vậy, hãy có những cân nhắc , suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định cuối cùng. Đừng để bản thân mình tương lai phải nằm trong con số 174.000 người thất nghiệp kia.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực