02/01/2018 | 15:22

Những lưu ý trong tuyển sinh đầu cấp

Tuyến sinh đầu cấp là việc xét tuyển đầu vào ở các cấp học, cụ thể là tuyển sinh mầm non, tuyển sinh vào lớp 1, tuyển sinh vào bậc Trung học cơ sở (lớp 6), tuyển sinh vào Trung học Phổ thông (lớp 10). Khác với những năm trước, do chỉ có từ 2 đến 3 trường chính thức trong một quận, huyện nên hình thức tuyển sinh đầu cấp không đòi hỏi nhiều vấn đề như hiện tại, thế nên có những thông tin mà phụ huynh lẫn học sinh cần biết để có bước chuẩn bị tốt, đặc biệt là đối với các em chuẩn bị vào lớp 1, đang học lớp 5, lớp 9.

Những điều cần biết về tuyển sinh theo các cấp

  1. Tuyển sinh mầm non:

Trong cấp học ở Việt Nam, bậc học mầm non không phải là bậc học bắt buộc, tuy nhiên, ngày nay, vì sự tiến bộ của xã hội, các địa phương, quận, huyện, thị xã hầu như luôn phát động 100% trẻ em đủ độ tuổi đến trường trong chính tuyến đó. Ví dụ các em ở huyện A sẽ được học tại các trường thuộc huyện A, trừ trường hợp vì lí do tạm trú, lí do các nhân, phụ huynh có thể làm đơn xin cho các em học ở nơi thuận tiện cho mình.

Các cơ sở giáo dục hiện tại sẽ không chú trọng việc dạy chữ nhiều cho các em nhỏ mà chủ yếu là các hoạt động âm nhạc, đọc thơ, tìm hiểu về Bác Hồ, học về các phép tắt, cách xếp hàng, lễ phép với thầy cô, chăm sóc sức khỏe, kết bạn…nhưng đảm bảo tuân theo đúng quy định của Bộ giáo dục về chương trình học bậc mầm non và tạo bước đà cho các em chuẩn bị tuyển sinh vào lớp 1.

tuyển sinh đầu cấp

Bậc học mầm non là bước đà chuẩn bị cho các em vào lớp 1

  1. Tuyển sinh vào bậc tiểu học (lớp 1):

Đây là cấp học đầu tiên bắt buộc mọi trẻ em trong nước ta phải hoàn thành. Trẻ em có độ tuổi đúng 6 tuổi sẽ được xét vào trường cấp 1 thuộc đúng tuyến theo như hộ khẩu hiện hành có tên và nơi ở các bé theo quy định của Ban tuyển sinh địa phương đó.

Ở một số nơi, do số lượng học sinh quá đông nên sẽ không có trường hợp nhận các bé tuyển sinh lớp 1 trái tuyến (có nghĩa là hộ khẩu không thuộc xã, quận, huyện có trường tại đó). Nhưng nếu có lí do buộc phải chuyển trường, phụ huynh nên cập nhật thời gian và nắm rõ số lượng tuyển sinh để đảm bảo các bé không rơi vào trường hợp bị nhập học trễ.

Ngoài ra, hiện nay, hệ thống giáo dục thực hành khá nghiệm ngặt theo quy định tuyển sinh lớp 1 nên học sinh chưa đủ tuổi sẽ không được phép theo học.Nên phụ huynh cần chú ý vấn đề này để đảm bảo cho các bé được học đúng độ tuổi và không bị học trễ hay gián đoạn.

  1. Tuyển sinh vào bậc Trung học cơ sở (lớp 6):

Đây là cấp học bắt buộc trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Các bé sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học thì sẽ được chuyển qua hệ Trung học cơ sở cùng tuyến. Ngày nay, trong nội bộ nhiều trường sẽ tổ chức bài thi kiểm tra chất lượng đầu năm cho các em để nắm tình hình học lực của các em. Còn với các trường chuyên, các em muốn thi vào lớp chuyên sẽ dự bài thi đầu vào các môn thi chuyên, ví dụ như lớp chuyên Anh thì các em phải thi môn Anh văn để trường xét vào các lớp đó,…

  1. Tuyển sinh vào bậc trung học phổ thông (lớp 9 lên lớp 10):

Các em phải tham dự kì thi tuyển sinh lớp 10 để được xét tuyển

Các em phải tham dự kì thi tuyển sinh lớp 10 để được xét tuyển

Để  tuyển sinh đầu cấp phổ thông  từ lớp 9 sang 10, các thí sinh phải tham dự bài tuyển sinh vào lớp 10 theo quy chế hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo gồm 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ Văn và 1 ngoại ngữ tự chọn (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,...). Riêng các thí sinh thi vào trường chuyên thì phải làm một bài thi môn chuyên để được xét vào lớp chọn.

Sau khi có kết quả tuyển sinh 10, thí sinh có quyền lựa chọn trường trong quận, huyện, thị xã, tỉnh mình ở. Mỗi thí sinh sẽ có từ 2 đến 3 nguyện vọng để lựa chọn, sau khi được xét tuyển, thí sinh sẽ không được chuyển đổi nguyện vọng nữa. Đặc biệt, đối với các bạn đăng kí tuyển sinh ngoài khu vực, các trường thường sẽ lấy số điểm tuyển sinh cao hơn thang điểm chuẩn dao động từ 5 đến 7đ tùy trường và tùy khu vực nên nếu các bạn có rơi vào dạng này thì hãy chú ý thông tin trên.

Đối với các thí sinh rớt tuyển sinh 10 thì có thể học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cho hệ trung học phổ thông, tại đây, giáo viên sẽ chú trọng dạy và ôn vào các môn học chính nhằm giúp các em dễ dàng được xét tốt nghiệp 12 và có thể tiếp tục theo đuổi các trường Trung cấp, Cao đẳng để học sau đó. Hoặc thí sinh không có nguyện vọng theo đuổi tiếp tục học có thể theo học nghề,  chọn lĩnh vực ngành nghề học  thích hợp để theo đuổi và làm việc.

Thủ tục, hồ sơ trong quá trình xét tuyển các cấp

  1. Bậc mầm non, lớp 1:

Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những gì, mầm non gồm những gì đã và đang là câu hỏi chung của rất nhiều phụ huynh. Sau đây là một số giấy tờ cần thiết mà phụ huynh nên chuẩn bị cho con em mình:

  • Đơn xin vào học (viết tay hoặc đánh máy, nên có chữ kí và công chứng xác nhận của phường, xã để được đảm bảo hơn)
  • Bản sao giấy khai sinh (có công chứng xác nhận của phường, xã)
  • Bản photo sổ hộ khẩu (có công chứng xác nhận của phường, xã)
  • Đối với trường hợp gia đình tạm trú ở nơi khác trong sổ hộ khẩu thì phụ huynh cũng nên photo và công chứng giấy tạm trú đó để được xác minh rõ ràng, tránh sai sót trong quá trình xét tuyển.
  • Đối với gia đình có sổ hộ nghèo thì cũng nên ra địa phương công chứng xác minh để được miễn giảm học phí.

Có 2 cách để phụ huynh nộp hồ sơ xin cho con mình nhập học:

Để có bước chuẩn bị kỹ càng, phụ huynh nên chuẩn bị cho con em những loại giấy tờ cần thiết.

Để có bước chuẩn bị kỹ càng, phụ huynh nên chuẩn bị cho con em những loại giấy tờ cần thiết

  • Nộp qua trực tuyến:

Thông qua các  sàn giao dịch tuyển sinh,  phụ huynh có thể trực tiếp đăng kí qua cổng thông tin trực tuyến của trường mà không cần phải nộp trực tiếp.

Mặc dù hiện nay, đây là  giải pháp tuyển sinh  có hiệu quả và được nhiều phụ huynh tin cậy, thế nhưng phụ huynh nên chú ý đến ngày mở và đóng cổng đăng kí để hạn chế trường hợp mạng bị quá tải và không truy cập được hoặc đăng kí sau khi hệ thống đóng thì con em mình sẽ bị thiệt thòi vì hệ thống không ghi nhận thông tin.

  • Nộp trực tiếp:

Sau khi hoàn thành xong các hồ sơ thủ tục thì phụ huynh có thể đem lại nộp trực tiếp cho văn phòng trường, mặc dù có thể tốn thời gian nhưng sẽ đảm bảo an toàn và tránh được nhiều sai sót trong quá trình xét tuyển.

  1. Bậc Trung học cơ sở:

Đối với việctuyển sinh đầu cấp ở bậc học này, việc xét tuyển cũng dễ dàng hơn vì các em đã hoàn thành bậc tiểu học được chuyển lên các trường Trung học cơ sở cùng tuyến.

Các em không cần phải thi tuyển để chọn trường, nhưng vài trường có tổ chức lớp chọn thì các em sẽ đăng kí thi hoặc trường sẽ dựa vào kết quả cuối cấp để sắp các em vào lớp nâng cao hoặc không nâng cao.

Còn với các em có nhu cầu chuyển trường thì phụ huynh cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết (đơn xin nhập học, bản sao khai sinh, sổ hộ khẩu, đơn xin tạm trú, học bạ cuối cấp… tùy theo quy định của trường).

  1. Bậc Trung học phổ thông:

Các em sẽ được Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn viết đơn về các nguyện vọng chọn trường trước khi kỳ thi đầu vào lớp 10 diễn ra, tùy theo những địa phương có địa bàn rộng, hẹp, số lượng trường nhiều, ít các em sẽ có từ 2 đến 3 nguyện vọng chọn lựa trường.

Khi có kết quả tuyển sinh xong, nhà trường sẽ đưa ra chỉ tiêu và xét theo thứ tự từ trên xuống, ưu tiên các thí sinh đăng kí nguyện vọng 1. Các em có địa bàn ngoài khu vực nên cẩn thận về hồ sơ hơn như đã được đề cập ở phần trên vì thường điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức mà trường đề ra cho thí sinh nằm trong địa bàn.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần được biết đến nguyện vọng mà các em đã đăng kí để đưa ra cho các em những lời khuyên phù hợp và thuận tiện trong theo dõi hành trình học của con em mình.

Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì các em nên nộp hồ sơ bổ sung để được hưởng các chế độ  miễn giảm học phí,  hỗ trợ phí sinh hoạt từ nhà trường.

Phụ huynh, học sinh nên tìm hiểu thông tin tuyển sinh từ đâu?

  1. Giáo viên chủ nhiệm các lớp, nhà trường

Đây là hai đối tượng trực tiếp quản lí con em mình trong suốt quá trình học, đặc biệt là các em lớp 5 và lớp 9. Phụ huynh nên thường xuyên tham dự các cuộc họp PHHS do nhà trường tổ chức để có thêm thông tin tuyển sinh và biết được tình hình học lực của các em để có thể động viên các em học tập.

Còn với những phụ huynh có con em chuẩn bị vào lớp 1, do các em còn quá nhỏ để nắm thông tin nên phụ huynh nên trực tiếp vào trường để có thể biết thêm những tin tức mới nhất.

  1. Liên hệ tổng đài, trang tư vấn tuyển sinh

thông tin tuyển sinh

Trang tư vấn tuyển sinh ketnoigiaoduc.vn hiện nhận được nhiều sự tín nhiệm

Ngày nay, vì phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, để có được những  thông tin tuyển sinh chọn lọc,  nếu có những điều mơ hồ không rõ, phụ huynh và học sinh cũng nên tìm gặp các chuyên gia chuyên về  tư vấn tuyển sinh  hoặc truy cập vô các tổng đài, website để tìm đọc các chuyên mục quan trọng cũng như cập nhật nhanh chóng thời gian, địa điểm nộp hồ sơ ở từng cấp học.

Thời gian tuy còn dài nhưng phụ huynh và các em cũng nên có những kiến thức cần biết để trang bị cho mình những thông tin tuyển sinh nhằm hạn chế ít nhất sai sót, đặc biệt là với các em học sinh đang học lớp 9, bắt đầu từ bây giờ, các em hãy bắt tay vào việc ôn luyện kiến thức để đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển sắp tới nhé.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực