27/06/2017 | 17:23

Phụ huynh mừng vì 'con thi đại học như thi học kỳ'

Kỳ thi THPT quốc gia (22-24/6) để lại dư âm tốt cho cả phụ huynh và đơn vị tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều cần cải tiến.

Ông Hoàng Phi Bảo ở TP HCM có con thi THPT quốc gia năm nay. Nhà cách điểm thi 10 phút đi xe máy, sáng ông đưa con đến trường, rồi ngồi uống cà phê cùng bạn bè, hết giờ thi lại đến đón về nhà cơm nước để chiều thi tiếp.

"Quá nhẹ nhàng, đi thi vô đại học cứ như thi học kỳ", ông Bảo nói. Người bố so sánh, cách đây 5 năm gia đình rất vất vả lo cho người con lớn thi đại học. Lúc đó kỳ thi rất căng thẳng, con học ngày học đêm, thi hết tốt nghiệp rồi lại tới mấy đợt thi đại học. Cha mẹ chạy theo lo nơm nớp.

Lần thứ hai đưa con tham dự kỳ thi cấp quốc gia, bà Vũ Thị Loan (Điện Biên) nở nụ cười hài lòng. Con gái bà chỉ phải đi đoạn đường ngắn từ trường cấp 3 cũ tới điểm thi THPT quốc gia. 14 năm trước, bà Loan và con trai lớn phải di chuyển hơn 600 km từ Điện Biên xuống Hà Nội để tham dự kỳ thi đại học.

“Đường xa, xe cộ đông do học sinh cả miền Bắc đổ về thủ đô thi, mẹ con phải balô túi xách bắt xe từ 3-4h sáng xuống Hà Nội, tới nơi lại phải đi tìm nhà trọ gần trường để tránh tắc đường. Ngày đó, chúng tôi khổ quá”, bà Loan nói.

Người mẹ nhớ lại cảnh hàng dài phụ huynh đứng, ngồi la liệt ngoài đường nắng nóng chờ con thi đại học. Người nào có con thi một khối thì 3 ngày được về quê. Con ai thi 2 khối thì phải ở thủ đô suốt cả tuần. Để có tiền chi phí cho con đi thi, không ít phụ huynh nghèo phải bán thóc lúa, trâu bò.

“Cải cách như bây giờ, gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp và đại học làm một; thí sinh tỉnh nào thi ở tỉnh đó, sắp xếp điểm thi gần trường học… giúp các em đỡ mệt mỏi. Phụ huynh chúng tôi cũng thấy nhẹ nhàng”, bà Loan đánh giá.

Điểm tích cực nữa của kỳ thi THPT quốc gia 2017, theo phụ huynh này, là cách bố trí thi môn Ngữ văn trước giúp thí sinh có tâm lý tốt hơn cho các bài thi sau. Môn Văn đa số thí sinh dù học giỏi hay kém đều phần nào làm được. Khoảng nghỉ một ngày giữa 2 bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội giúp sĩ tử có thêm thời gian thư giãn, ôn tập cho các môn sau, đỡ áp lực.

Sống ở Hà Nội, ông Phạm Hoài Chung vẫn chưa thôi ám ảnh mỗi kỳ thi đại học. 3 năm về trước, mỗi đợt thi đại học, Hà Nội lại xáo trộn, cuộc sống người dân đảo lộn. Người nhà và thí sinh từ khắp nơi đổ về khiến đường phố đông đúc, các dịch vụ, giá cả mặt hàng tăng theo. Cả người dân sở tại và thí sinh đều mệt mỏi.

"Nay thì khác, nhịp sống thủ đô diễn ra như bình thường, dường như ai có con cháu thi mới biết, chứ người ngoài ít biết đến kỳ thi THPT quốc gia", ông Chung nói. Con gái út thi với mục đích tốt nghiệp và xét tuyển đại học, ông Chung nhận xét cách thi trắc nghiệm không khuyến khích được tính sáng tạo của học sinh trong cách làm bài, nêu quan điểm cá nhân, tuy nhiên lại giúp sĩ tử đỡ vất vả.

phu-huynh-mung-vi-con-thi-dai-hoc-ma-nhu-thi-hoc-ky

Thí sinh vui vẻ sau khi hoàn thành bài tổ hợp Khoa học xã hội, bài cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Quỳnh Trần.


Ủng hộ cách tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2017, ông Huỳnh Phúc Thịnh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho rằng, thực chất các môn thành phần của từng tổ hợp vẫn phải thi riêng rẽ, thời gian "nghỉ giữa hiệp" chỉ 10 phút tạo áp lực cho học sinh. "Ngày thi thứ hai, con tôi phải thi 4 môn Lý, Hóa, Sinh và tiếng Anh. Cùng một buổi thi, làm môn trước không được nên cháu bị ảnh hưởng đến tâm lý. Trước đó, nhìn con ôn tập 9 môn thi mà thấy thương", người cha chia sẻ.Vẫn cần cải tiến

Trong khi đó, bà Lê Thị Hoàng Thảo (ngụ quận 1, TP HCM) cho rằng, đề bài của một số môn thi trắc nghiệm cần có độ khó - dễ tương ứng ở các mã đề. Dẫn chứng đề thi môn Toán, bà Thảo nói có một số mã hơi khó, trong khi một số mã đề lại dễ hơn. "Tôi nghĩ khâu ra đề cần chặt chẽ hơn, còn việc thi bằng hình thức trắc nghiệm cần duy trì", bà Thảo nói.

Đón con ra sau buổi thi sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Triệt (phụ huynh em Nguyễn Thị Phương Dung, trường THPT Phú Hưng, Cà Mau) cười tươi, khoe con gái làm bài các môn đều tốt. Tuy nhiên, ông Triệt cho rằng, việc thi các môn tổ hợp kéo dài khiến học sinh phải ôn tập dàn trải và mất nhiều sức cho việc làm bài. "Một buổi thi 3 môn là hơi quá sức cho học sinh. Bộ Giáo dục cần nghiên cứu, để năm sau có thể tinh gọn hơn", ông Triệt đề nghị.

Ông Phạm Hoài Chung ở Hà Nội mong muốn Bộ Giáo dục để học sinh tự chọn các môn thi theo đam mê, khả năng và phù hợp với ngành nghề tương lai. Những môn thi bắt buộc sẽ không còn nữa. Các bài tổ hợp hiện nay học sinh thi nhưng có nhiều môn trong đó sẽ không phục vụ gì cho công việc sau này của các em.

phu-huynh-mung-vi-con-thi-dai-hoc-ma-nhu-thi-hoc-ky-1

Phụ huynh tại TP HCM đón con sau giờ thi THPT quốc gia. Ảnh: Quỳnh Trần


Theo ông Hùng, kỳ thi diễn ra tại địa phương đã giúp thí sinh có tâm lý tốt, các gia đình giảm được chi phí trong khâu di chuyển, ăn uống. Riêng kinh phí tổ chức thi tăng cao hơn năm 2016 là do thí sinh không phải đóng góp, ngân sách Nhà nước lo toàn bộ.Từ góc độ của đơn vị tổ chức thi, TS Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia diễn ra an toàn. Toàn tỉnh không có cán bộ coi thi, thí sinh nào vi phạm quy chế, tỷ lệ thí sinh đi thi rất cao, trên 99,5%. Không có thí sinh nào bị tai nạn giao thông, gặp khó khăn về sức khỏe trong khi thi, buộc phải bỏ dở. 

Tại cuộc họp báo chiều qua, Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga đánh giá kỳ thi đã diễn ra thành công, hình thức thi trắc nghiệm giúp giảm thiểu vi phạm quy chế, chỉ bằng 1/4 so với năm ngoái. "Điều này khẳng định việc đổi mới phương án, cách thi của Bộ là đúng đắn. Phương thức tổ chức này sẽ áp dụng cho nhiều năm tới", ông Ga nói.

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực