Chia sẻ kinh nghiệm đi du học Úc 2017 của các du học sinh
Úc luôn được biết tới là một trong những thiên đường lý tưởng nhất để các bạn theo đuổi niềm đam mê học tập của mình trên mọi lĩnh vực, không chỉ có cảnh quan đẹp, con người thân thiện, giao thông thuận lợi mà nơi đây còn rất đáng để các bậc phụ huynh đặt trọn niềm tin để nâng bước tương lai cho con em của mình. Và du học tại nước ngoài hiện nay cũng đang là xu hướng hội nhập thế giới, là con đường ngắn nhất để các thế hệ học sinh sinh viên mở mang thêm kiến thức để làm giàu cho nước nhà sau này. Hiện nay, chính phủ Úc cũng đã có khá nhiều chương trình khuyến khích các đối tượng du học sinh, tạo nhiều điều kiện để các bạn đến gần hơn với ước mơ của mình. Tùy theo mỗi năm mà các điều khoản, kinh phí, chính sách hỗ trợ du học tại xứ sở chuột túi cũng khác nhau nên đòi hỏi các bạn trẻ cần phải thường xuyên tham khảo thông tin trên các diễn đàn, các buổi hội thảo để có thể hoạch định, chọn đúng cho mình một trường, ngành học thích hợp. Để hiểu hơn về mọi tin tức liên quan tới du học úc cũng như các hình thức xin Visa, mức phí học tập trong năm 2017 này, chuyên mục mời bạn cùng khảo sát qua nội dung bài viết hôm nay với những góp nhặt chia sẻ tận tình của cộng đồng du học sinh đang theo học tại đất nước xinh đẹp giàu tiềm năng phát triển này.
1. Tổng quan về nền giáo dục của Úc
Hệ thống giáo dục Úc được chia làm nhiều bậc bao gồm: tiểu học, trung học, cao đẳng, học nghề, đại học và sau đại học.
1.1. Đào tạo phổ thông (Tiểu học và Trung Học)
Đào tạo phổ thông tương tự như nhau trên toàn Úc, chỉ có khác biệt nhỏ giữa các bang và vùng lãnh thổ.Bậc học này bắt buộc đối với các em có độ tuổi từ 6 đến 16 (Lớp 1 đến Lớp 9 hoặc Lớp 10). Đào tạo phổ thông có 13 năm và được phân chia như sau:
- Tiểu học– Thời gian học là bảy hoặc tám năm, bắt đầu từ Nhà Trẻ/Mẫu Giáo đến Lớp 6 hoặc Lớp 7.
- Trung học cơ sở– Thời gian học là ba hoặc bốn năm, từ lớp 7 đến lớp 10, hoặc lớp 8 đến lớp 10.
- Trung học Phổ thông– Thời gian học là hai năm, gồm Lớp 11 và Lớp 12.
1.2. Cao đẳng và đào tạo hướng nghiệp
- Chương trình cao đẳng, cao đẳng dạy nghể tại Úc bao gồm rất nhiều chuyên ngành học thiết thực:công nghệ thông tin, kinh doanh – quản lý, y tế, khoa học, thiết kế – nghệ thuật, sản xuất truyền hình – truyền thông, kỹ thuật – xây dựng, dịch vụ – du lịch …
- Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng thuộc Hệ thống Văn bằng Úc (Australian Qualifications Framework), chẳng hạn như bằng Cao Ðẳng (Diploma) hoặc Cao Ðẳng nâng cao (Advanced Diploma). Những bằng cấp này là nền tảng để học sinh tiếp tục các khóa học ở trình độ cao hơn ở bậc đại học.
1.3. Giáo dục đại học và sau đại học
- Úc có 40 trường Đại học, trong đó có 38 trường công và 2 trường tư. Các trường đại học của Úc có cả các chương trình Đại học, sau Đại học, và giảng dạy ngôn ngữ.
- Các sinh viên sau đại học được trang bị những kỹ năng trong nghiên cứu và các lĩnh vực chuyên môn. Những kỹ năng này sẽ giúp họ đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
2. Lý do chọn du học Úc
- Nền giáo dục Úc chất lượng và được thế giới công nhận toàn diện.
- Chất lượng đào tạo luôn là một nhân tố quan trọng trong tiêu chí phát triển của các trường đại học ở Úc. Hằng năm, Chính phủ Úc đã dành rất nhiều ngân sách cho lĩnh vực giáo dục. Do đó, du học Úc, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục được thế giới công nhận.
- Mặc dù chỉ sở hữu 38 trường đại học công lập và 3 trường đại học tư nhưng Úc có tới 7 trường đại học trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Không những bằng cấp của Úc được công nhận trên toàn cầu mà kết quả của nền giáo dục tuyệt vời nơi đây còn hiện hữu trong đời sống hằng ngày của hàng tỷ người trên toàn cầu. Penicillin, wi-fi, vắc xin ung thư cổ tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, siêu âm, hộp đen máy bay….là những phát minh từ nước Úc được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới để làm cho cuộc sống của chúng ta mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
2.1. Chi phí du học Úc hợp lý
Chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc tuy tương đối cao so với các nước trong khu vực, tuy nhiên, hợp lý trong so sánh với các nền giáo dục có cùng chất lượng khác như Anh, Canada, Mỹ, Thụy Sỹ,…
2.2. Môi trường sống lý tưởng
Nếu bạn lo lắng phải trải qua thời tiết lạnh giá vào mùa đông khi sinh sống ở các nước châu Âu, Mỹ và Canada, thì Úc giúp bạn gạt bỏ nỗi lo lắng này.Các thành phố lớn của đất nước Kangaroo này đều tập trung ven biển, mùa đông hầu như không có tuyết, không khí trong lành dễ chịu. Thêm vào đó, Úc là một quốc gia an toàn khi so sánh với hầu hết các nơi khác trên thế giới. Rất ít tội phạm và bất ổn chính trị tại đất nước này. Kế hoạch, tiến độ học tập của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những tác động này.
2.3. Cơ hội làm thêm dễ dàng khi du học Úc
Sinh viên khi du học Úc có thể đăng ký làm thêm đến 40h/2 tuần. Còn trong kỳ nghỉ, sinh viên có thể làm việc toàn thời gian. Điều này giúp cho sinh viên có cơ hội kiếm thêm tiền để trang trải cho việc học cũng như các chi phí sinh hoạt khác, đồng thời giúp sinh viên có được nhiều kinh nghiệm quý giá.
2.4. Cơ hội định cư dễ dàng sau 2-5 năm làm việc toàn thời gian
Cũng như các nước nhập cư khác, Úc xác định sinh viên quốc tế là nguồn cung lao động tay nghề cao quan trọng cho nền kinh tế nước này. Theo quy định của chính phủ, sau 2 năm làm việc toàn thời gian và đáp ứng đủ điểm tối thiểu, du học sinh quốc tế sẽ được xét để cấp PR. Việc đơn giản hoá thủ tục và quy định rõ ràng đã khuyến khích lượng lớn du học sinh ở lại Úc làm việc và sinh sống.
2.5. Các dịch vụ hỗ trợ dành cho du học sinh
Các cơ sở đào tạo ở Úc rất quan tâm đến các nhu cầu tôn giáo và văn hoá của bạn. Chính vì thế, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình trong việc hoà nhập với môi trường mới cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bạn ứng xử thích hợp trong thực tế cuộc sống khi sinh sống và học tập tại đất nước này. Ngoài ra, luật pháp của Úc đều có chính sách ưu đãi dành cho các bạn sinh viên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các du học sinh quốc tế bằng những đạo luật rất cụ thể. Chỉ có các trường được cấp phép mới được quyền tuyển sinh viên quốc tế theo học. Các du học sinh quốc tế dưới 18 tuổi khi đi du học Úc đều phải có người giám hộ đi kèm.
3. Thủ tục cần thiết để du học Úc
3.1. Thủ tục xin thư mời nhập học
Danh sách các giấy tờ cơ bản để xin thư mời bao gồm:
- Học bạ cấp 3 hoặc bảng điểm đại học/cao học
- Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học/đại học/thạc sỹ
- Chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS/TOEFL) nếu có
- Xác nhận kinh nghiệm làm việc (đối với những người đã đi làm)
- Thư giới thiệu (đối với các ứng viên đăng ký chương trình cao học/nghiên cứu sinh/các hồ sơ xin học bổng)
- Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh)
3.2. Thủ tục xin visa du học Úc:
Hồ sơ xin visa du học Úc thường bao gồm những giấy tờ chính sau đây:
- Các hồ sơ liên quan đến quá trình học tập của ứng viên (học bạ, bảng điểm, văn bằng)
- Thư chấp nhận nhập học chính thức của trường tại Úc
- Các giấy tờ tiểu sử cá nhân (giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy kết hôn, sơ yếu lý lịch…)
- Các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính để đảm bảo khả năng chi trả các chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc
- Khám sức khỏe tại phòng khám được chỉ định
Bắt đầu từ đầu năm 2017, chính sách visa du học Úc đã có một số thay đổi đáng kể. Với việc thay đổi chính sách này, số lượng các trường không phải chứng minh tài chính khi xin visa du học Úc giảm đi đáng kể.
3.3 Cơ hội người thân sang làm việc tại Úc
- Người phụ thuộc của du học sinh được hiểu là vợ hoặc chồng và con, sẽ được xét visa phụ thuộc theo loại visa và bậc xét của du học sinh. Theo đó, có thể xin visa cho người phụ thuộc cùng thời điểm với du học sinh; trong trường hợp du học sinh đã sang Úc, có thể xin visa đoàn tụ cho người phụ thuộc
- Vợ/ chồng phụ thuộc được phép đi làm thêm 40 giờ/2 tuần nếu du học sinh học bậc đại học hoặc bậc học thấp hơn và được làm thêm không giới hạn nếu du học sinh học thạc sỹ, tiến sỹ. Trong thời gian nghỉ lễ, người phụ thuộc có thể làm các công việc toàn thời gian tương tự như du học sinh.
- Con của du học sinh dưới 18 tuổi được hưởng học phí dạng phụ thuộc của du học sinh. Hấp dẫn nhất hiện nay là bang Tây Úc với chính sách miễn toàn bộ học phí cho con của du học sinh theo học chương trình thạc sĩ trở lên. Bố mẹ cũng có thể xin cấp visa giám hộ để sang chăm sóc con (dưới 18 tuổi) trong quá trình con du học Úc.
3.4. Thực tập hưởng lương hấp dẫn
Có một số chuyên ngành đặc thù như nhà hàng, khách sạn, đầu bếp…trong quá trình học chính thức sinh viên sẽ có những khoảng thời gian được thực tập toàn thời gian trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Có rất nhiều trường học đào tạo ngành này và có chương trình thực tập hưởng lương như: Le Cordon Bleu, ICMS, William Blue, William Angliss, Blue Mountains…Mức lương tối thiểu khi thực tập là $25/giờ.
3.5. Cơ hội săn học bổng
Những suất học bổng hấp dẫn khi du học Úc sẽ giúp hồ sơ xin visa của bạn “đẹp” hơn cũng như giúp bạn giảm chi phí du học Úc.
3.6. Cơ hội định cư úc không cần IELTS và công việc (Job Offer)
- Úc luôn biết cách “lôi kéo” sinh viên quốc tế đến với đất nước này. Với những chính sách thu hút sinh viên quốc tế rất riêng, không đâu “xuất khẩu giáo dục” thành công như ở Úc.
- Một trong những tiểu bang có cuộc sống và khí hậu thuận lợi nhất nước Úc – Bang Nam Úc vừa ra thông báo chiêu mộ những sinh viên quốc tế tốt nghiệp tại các trường Đại Học công lập của bang này có cơ hội xin thường trú dân mà không cần IELTS, công việc và thậm chí được miễn yêu cầu về tài chính.
Theo thông báo của cục nhập cư bang Nam Úc, các ứng viên cần đạt các yêu cầu sau:
1. Đang sinh sống tại bang Nam Úc
2. Đã học 1 trong những trường Đại Học công lập sau: Flinders University; University of Adelaide; or University of South Australia
3. Hoàn thành một trong những bằng cấp sau:
- PhD, Masters by Research (Tiến sỹ, Thạc sĩ nghiên cứu)
- Có bằng Thạc sỹ theo môn học (Masters by Coursework degree) với điểm tổng kết (GPA) 6.0 trở lên (Sau khi có 1 bằng cử nhân tại bang Nam Úc)
- Xếp hạng danh dự bậc nhất trong năm học danh dự (First Class Honours in a dedicated Honours year) (Sau khi có 1 bằng cử nhân tại bang Nam Úc)
- Có bằng cử nhân với điểm tổng kết (GPA) 6.0 trở lên
- Riêng đối với các sinh viên xuất sắc của các trường đại học tư thục tại bang Nam Úc sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
3.7. Xin phác họa qua về bang Nam Úc như sau
- Bang Nam Úc là một tiểu bang phía nam nước Úc, giáp ranh với bang Victoria, bang New South Wales, bang Queensland, lãnh thổ Bắc Úc và Western Australia bang Tây Úc. Thủ phủ bang Nam Úc chính là thành phố Adelaide.
- Adelaide cung ứng một nền giáo dục với đẳng cấp quốc tế, an toàn, dễ tiếp cận, với giá sinh hoạt thấp hơn và có một lối sống thoải mái chưa sôi động nhiều. Adelaide nổi tiếng với những sự cam kết về nghệ thuật, học tập và văn hóa.
Khí hậu tại Nam Úc:
Fast facts về bang Nam Úc:
4. Hỏi đáp thắc mắc và tư vấn các vấn đề liên quan tới du học Úc 2017
4.1. Du học Úc 2017 có yêu cầu gì về tiếng Anh không?
Cho mình hỏi các trường tại Úc có yêu cầu gì về tiếng Anh đầu vào đối với sinh viên quốc tế?
Chào bạn, bạn có được các trường phổ thông/cao đẳng/đại học ở Úc chấp nhận hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là trình độ học lực và trình độ tiếng Anh. Về khía cạnh học lực thì các bạn phải nộp đầy đủ các bảng điểm cho trường để trường xem xét. Về yêu cầu tiếng Anh du học Úc thì bạn cần phải có chứng nhận về trình độ Anh văn. Thông thường, các trường có thể chấp nhận bằng TOEFL hoặc IELTS. Tại Úc, các trường chấp nhận cả hai loại chứng chỉ tiếng Anh này. Một số trường có bài thi tiếng Anh riêng dành cho những học sinh không có 2 chứng chỉ Anh văn nói trên.
Tùy thuộc vào ngành học và bậc học, mỗi trường sẽ có những yêu cầu kết quả các bài kiểm tra trình độ tiếng Anh khác nhau. Cần lưu ý là điều kiện tiếng Anh của trường có thể khác với điều kiện ngoại ngữ khi đi xin visa. Vì thế, du học sinh Úc cần tìm hiểu trên trang web của Bộ Nhập Cư và Quốc Tịch Australia (DIAC) và đòi hỏi của trường để đảm bảo phù hợp với cả hai yêu cầu.
Vậy để được Đại sứ quán Úc cấp thị thực thì mình cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về tiếng Anh?
Trong hồ sơ cung cấp cho Đại sứ quán để xin thị thực, bên cạnh thư mời học của trường, bạn sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ khác. Đối với du học sinh Úc, các bạn cần phải có hồ sơ về tài chính chứng minh khả năng thu nhập của người bảo lãnh tài chính…
Ngoại ngữ là điều kiện cần thiết để nhận được thị thực du học Úc. IELTS là chứng chỉ Anh ngữ duy nhất được Bộ Nhập Cư và Quốc Tịch Úc chấp nhận để xin thị thực du học.
Hiện nay, du học sinh được phép sang Úc học tiếng Anh từ trình độ cơ bản, không bắt buộc có chứng chỉ IELTS tối thiểu ban đầu. Điều này thực sự là một điều rất thuận lợi khi bạn xin visa du học Úc. Trình độ tiếng Anh nay không còn là trở ngại để bạn thực hiện ước mơ du học Úc của mình nữa. Tuy nhiên, số tuần học tiếng Anh hiện nay được giới hạn không quá 40 tuần tiếng Anh, nên bạn vẫn cần phải thể hiện trình độ tiếng Anh của mình ở một trình độ nhất định.
Trước đây, việc xin visa Úc rất khó khăn, với các yêu cầu về chứng minh tài chính, chứng chỉ tiếng Anh, phỏng vấn…Tuy nhiên, từ ngày 24/3/2012, việc xét visa Úc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Visa bậc 1: Khi đăng ký các khóa học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại 115 trường trong danh sách xét visa bậc 1, sinh viên không cần phải chứng minh nguồn gốc tài chính, chỉ cần sổ tiết kiệm, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa.
- Visa bậc 2: Áp dụng với các trường đại học, học viện…không thuộc danh sách 115 trường đã nêu, chương trình học trung học phổ thông và một số khóa ngắn hạn. Visa bậc 2 yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc tài chính của người bảo lãnh.
- Visa bậc 3: Chủ yếu áp dụng với các khóa cao đẳng, các khóa học nghề… Với bậc xét này, ngoài việc phải chứng minh nguồn gốc tài chính, sinh viên còn phải có chứng chỉ Ielts tối thiểu 4.5 khi xin visa.
Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc xét visa bậc 2, bậc 3 do không thể chứng minh nguồn gốc tài chính hoặc không đủ điều kiện tiếng Anh, sinh viên du hoc Úc có thể thay đổi lộ trình học của mình để được thay đổi bậc xét visa.
Nếu mình chưa đáp ứng đủ điều kiện tiếng Anh của trường thì có xin được visa không?
Bạn không bắt buộc phải có đủ điều kiện đầu vào tiếng Anh để được chấp nhận bởi các trường đại học của Úc. Hồ sơ của bạn sẽ được xét vào diện thị thực subclass 573, mức độ xét duyệt 2 (Assessment level 2). Đối với danh sách 115 trường cao đẳng/đại học thuộc nhóm xét visa bậc 1 và bậc 2, sinh viên chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh để xác định trình độ và được phép sang Úc học tiếng Anh trước khi nhập học khóa chính. Chứng minh nguồn gốc tài chính cũng sẽ được miễn với diện thị thực này.
Tuy nhiên nếu bạn đăng ký học tại các trường đào tạo nghề (VET – Vocational Education and Training), thị thực của bạn sẽ được xét vào diện thị thực subclass 572, mức độ xét duyệt 3 (Assessment level 3).
Nếu vào học ngay khóa học nghề, yêu cầu điểm tối thiểu cho bằng cấp tiếng Anh là IELTS – 5.5; TOEFL – 46.
Vậy các chương trình học tiếng Anh ở Úc có yêu cầu trình độ đầu vào hay không? Nếu có thì yêu cầu như thế nào?
Thông thường các bạn sẽ có thời gian học tiếng Anh từ 7 đến 40 tuần trước khi bước vào học kì chính thức.
- Đối với bậc trung học: không yêu cầu. Học sinh THPT không cần có chứng chỉ IELTS từ Việt Nam, khi sang Úc học, nhà trường sẽ có chương trình dạy tiếng Anh tùy theo trình độ. Đặc biệt với các trường THPT công lập, học phí khóa tiếng Anh được hoàn toàn miễn phí.
- Đối với bậc đại học: điều kiện tiếng Anh là chứng chỉ IELTS 5.5 – 6.5 tùy theo chương trình học. Yêu cầu này sẽ cao hơn đối với bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Đối với các trường thuộc nhóm xét visa bậc 1 và bậc 2, sinh viên không cần đáp ứng chứng chỉ IELTS trước khi xin visa, chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh để xác định trình độ và được phép sang Úc học tiếng Anh trước khi nhập học khóa chính. Đối với sinh viên du học nghề ở Úc thì cần có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.5 trước khi xin visa du học Úc.
Độ dài khóa tiếng Anh với từng loại visa có khác nhau không?
Độ dài khóa tiếng Anh với từng loại visa là khác nhau. Cụ thể:
- Visa 570: Số tuần tiếng Anh được phép học là 50 tuần nếu chỉ học tiếng Anh, nếu gia hạn visa, tối đa là 60 tuần.
- Visa 571: Số tuần tiếng Anh được phép học là 50 tuần.
- Visa 572: Số tuần tiếng Anh được phép học là 30 tuần trước khi vào học cao đẳng + tối thiểu IELTS 4.5 hoặc điểm tương đương nếu là TOEFLiBT/ PTE học thuật/ CAE.
- Visa 573 & 574: Số tuần tiếng Anh được phép học là 30 tuần + tối thiểu IELTS 5.0 hoặc điểm tương đương nếu là TOEFLiBT/ PTE học thuật/ CAE.
- Visa 575: Số tuần tiếng Anh được phép học là 30 tuần + tối thiểu IELTS 4.5 hoặc điểm tương đương nếu là TOEFLiBT/ PTE học thuật/ CAE.
Du học sinh như mình sẽ học khóa tiếng Anh này ở đâu?
Có 2 lựa chọn cho bạn để hoàn thành khóa tiếng Anh của mình:
- Học tại trường mà mình đăng ký chương trình chính thức: Các bạn có thể làm quen với môi trường học tập và việc chuyển tiếp lên chương trình chính sẽ tiện lợi hơn sau khi hoàn thành khóa tiếng Anh. Tuy nhiên, khóa tiếng Anh có thể kéo dài hơn so với việc học tại trường Anh ngữ và tốn chi phí hơn. Ngoài ra còn một bất lợi khác là du học sinh không được sử dụng kết quả từ khóa tiếng Anh của trường này để xin vào một trường khác.
- Học tại trường Anh ngữ có liên kết với trường mà mình đăng ký chương trình chính thức: Học phí có phần thấp hơn so với việc học tại trường đăng ký chương trình chính thức, và thời gian học cũng ngắn hơn. Một ưu điểm khác, trường Anh ngữ liên kết với rất nhiều trường cao đẳng và đai học. Các bạn du học sinh Úc sẽ linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng trong vấn đề chọn trường thích hợp với tài chính và sở thích của mình.
Những trường hợp nào sẽ được ưu tiên, miễn khóa học tiếng Anh?
Đối tượng được ưu tiên:
- Học sinh tuổi từ 5-18;
- Sinh viên học bổng Aus-Aid hoặc học các học bổng khác của chính phủ Úc;
- Sinh viên sau đại học dạng nghiên cứu;
- Sinh viên có visa thuộc cấp độ xét 1 (AL1) không có thành viên gia đình
Đối tượng được miễn:
- Đã học tại nước nói tiếng Anh;
- Đã hoàn thành khóa học chứng chỉ IV (Dự bị đại học) phổ thông trung học Úc hoặc các khóa học cao hơn tại Úc.
So với các năm trước, du học Úc 2017 có điều kiện gì mới về tiếng Anh hay không?
- Trong năm 2017, những sinh viên khi có đủ điều kiện du học Úc trong diện xét duyệt visa diện đại học/sau đại học sẽ được duyệt theo cấp độ 1 bất kể sinh viên đến từ quốc gia nào và không cần phải có chứng chỉ IELTS, TOEFL, PTE,…không cần phải chứng minh tài chính, không cần có tiền mặt trong ngân hàng hoặc khoản vay được ngân hàng chấp thuận.
- Lợi thế này thực sự tuyệt vời cho các sinh viên có nhu cầu đi học thực sự không thể đáp ứng được các thủ tục về giấy tờ. Để xác định yêu cầu bằng chứng về tài chính và yêu cầu tiếng Anh văn của sinh viên phải nộp trong hồ sơ xin visa, SSVF sẽ xét theo quốc tịch và trường mà sinh viên sẽ theo học tại Úc.
Mình có thể gặp phải những rủi ro gì khi đi du học Úc mà chưa đủ điều kiện tiếng Anh?
Rủi ro thứ nhất là tốn kém thời gian và tiền bạc. Bạn T.Trang tốt nghiệp đại học (ĐH) ngành Quản trị Kinh doanh. Sau một thời gian đi làm, Trang nuôi ý định đi du học lấy bằng thạc sĩ ở Úc. Cô đã dành dụm được một khoản tiền đủ để chi phí theo đúng kế hoạch là một năm học tiếng Anh, hai năm học thạc sĩ tại trường ĐH ở Úc.
Trang cho biết: “Trong thư của trường ĐH Úc gửi cho em thì yêu cầu đầu vào bậc thạc sĩ của trường này là IELTS 6.5. Em đã thực hiện một bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào nhưng trường cho biết em sẽ phải học khoảng 45 tuần nữa mới có thể đạt IELTS 6.5. Khi sang Úc, trường đã sắp xếp cho em học tiếng Anh tại trung tâm Anh ngữ trực thuộc trường. Theo kế hoạch, lẽ ra em đã vào học chính thức chương trình MBA rồi, nhưng giờ vẫn đang phải tiếp tục học Anh văn”. Sau đó, cô bạn này đã chấp nhận chuyển sang trường khác và học lại khóa học tiếng Anh từ đâu với một khoản chi phí cao hơn.
Không những có nguy cơ tốn thời gian, tiền bạc mà du học sinh còn có nguy cơ bị trục xuất về nước. Lý do là ở Úc, một sinh viên khi đăng ký nhập học chỉ được đăng ký tối đa khóa học Anh văn 50 tuần (tương đương một năm) dành cho người mới bắt đầu. Nếu sau 50 tuần mà tiếng Anh không đạt thì chỉ được học tiếp tối đa 10 tuần nữa, nếu vẫn không đạt thì bắt buộc phải về nước.
Rủi ro thứ 2 là khó khăn hòa nhập và tiếp thu kiến thức. ThS. Bùi Quang Vĩnh, nghiên cứu sinh về khoa giáo dục, nghệ thuật và khoa học xã hội tại Úc, nhận định: “Những trường ĐH có uy tín ở nước ngoài thường tổ chức thi cử nghiêm ngặt về tiếng Anh. Còn những trường nhỏ, kém uy tín thường mang tính thương mại. Họ cứ tiếp nhận người học vô mà không cần biết việc mình theo được hay không. Do đó, những người trước khi đi du học phải hiểu rõ khả năng tài chính của mình có đủ chi trả cho thời gian phát sinh hay không, khả năng học tiếng Anh của mình có thể phát triển đến đâu…”.
Để giảm những rủi ro phát sinh, nhiều cựu sinh viên du học Úc chia sẻ: “Khi tiếng Anh chưa đạt, bạn vẫn có thể đi du học với điều kiện phải nỗ lực thật nhiều. Nếu trình độ tiếng Anh còn kém, sẽ khó khăn trong việc hòa nhập và tiếp thu kiến thức. Nếu vẫn quyết tâm du học thì bạn nên chọn những trường ĐH có uy tín, chất lượng, nghiêm ngặt trong việc học và kiểm tra trình độ của học sinh”.
4.2. Thủ tục Visa du học Úc 2017 có gì thay đổi?
Visa du học Úc SSVF
SSVF được thay thế cho cơ cấu xét duyệt visa cũ (SVP) và cơ cấu bậc xét duyệt (Assessment Level Framework). Hướng thay đổi này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét visa du học Úc trở nên đơn giản hơn đối với những sinh viên có ý muốn du học thực sự, bên cạnh đó đưa ra hướng đi có trọng tâm hơn cho sinh viên với mục đích nhập cư trung thực.
Hệ thống xét duyệt Visa du học Úc mới với tên gọi là Cơ cấu đơn giản hoá quy trình xét duyệt visa sinh viên (SSVF – Simlified Student Visa Framework) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 07/2016 thay thế cho chương trình xét duyệt visa hiện tại (SVP).
Tính đến thời điểm này, chương trình xét duyệt visa du học Úc diện ưu tiên (SPV) chỉ còn thực hiện đến ngày 30/06/2017, tuy nhiên điều này cũng không làm ảnh hưởng gì đến những bạn đang có visa du học Úc (SVP) hiện nay.
Lợi thế vượt trội của Visa du học Úc SSVF
- Số loại Visa sẽ giảm từ 8 loại xuống còn 2 loại.
- Tất cả sinh viên quốc tế bất kể nộp hồ sơ theo chương trình nào từ cử nhân, cao đẳng nghề đến tiếng Anh hay bất kì chương trình khách đều được giới thiệu một khung xét mức độ rủi ro nhập cư duy nhất.
- Một lợi thế tuyệt vời của Visa du học Úc SSVF đó là không cần phải có chứng chỉ IELTS, TOFEL, PTE,…không cần chứng mnh tài chính, không cần có tiền mặt trong ngân hàng hoặc khoản vay được ngân hàng chấp nhận đối với những sinh viên khi đạt đủ điều kiện trong diện xét duyệt Visa diện đại học/sau đại học. Điều này rất thuận lợi cho các sinh viên có nhu cầu du học thực sự nhưng không thể đáo ứng các thủ tục về giấy tờ.
- Để xác định yêu cầu bằng chứng về tài chính và yêu cầu tiếng Anh văn của sinh viên phải nộp trong hồ sơ xin visa, SSVF sẽ xét theo quốc tịch và trường mà sinh viên sẽ theo học tại Úc.
- Một thay đổi nổi bật nữa trong Visa du học Úc mới đó là tất cả các cơ sở giáo dục sẽ tham gia vào hệ thống SSVF mới thay vì chỉ có các trường đại học và một nhóm các trường dạy nghề và các cơ sở giáo dục tư nhân được lựa chọn như ở Visa SVP hiện tại.
Thủ tục sinh trắc trong Visa du học Úc 2017
Thủ tục sinh trắc là bắt buộc trong Visa du học Úc SSVF. Tổng lãnh sự quán Úc tại Việt Nam đã đưa ra thông báo về yêu cầu cung cấp dữ liệu sinh trắc học với tất cả đương đơn xin cấp Visa Úc bắt đầu từ ngày 17/07/2017 và tại Hà Nội từ ngày 27/07/2017. Đương đơn phải có mặt tại trực tiếp trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Úc (AVAC do VFS điều hành để lấy vân tay và chụp hình.
Hồ sơ xin Visa du học Úc:
1. Hộ chiếu.
2. 04 ảnh cỡ 4×6 cm mới nhất.
3. Bản sao sổ hộ khẩu gia đình công chứng
4. Sơ yếu lý lịch tiếng Việt có xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Bản sao giấy khai sinh công chứng .
6. Bản sao giấy đăng ký kết hôn công chứng (nếu đã kết hôn)
7. Các giấy tờ chứng minh công việc làm hiện tại của bạn (nếu bạn đã đi làm).
8. Thư xác nhận của một trường Đại học/Cao đẳng tại Úc.
9. Giấy chứng minh bạn đã mua bảo hiểm y tế cho suốt quá trình học.
10. Thư trình bày kế hoạch học tập.
11. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm cao nhất và gần nhất tại Việt Nam.
12. Giấy tờ chứng minh tình hình tài chính của gia đình bạn.
13. Thư xác nhận của người giám hộ (học sinh dưới 18 tuổi)
14. Giấy chứng nhận học bổng (nếu nhận học bổng).
5. Những chia sẻ kinh nghiệm du học Úc năm 2017 của cộng đồng du học sinh Việt Nam
5.1. Chia sẻ kinh nghiệm du học tại Úc của hai bạn tân thạc sĩ tương lai
Khi du học, những việc đầu tiên như tìm nơi ở trọ phù hợp, hoà nhập với môi trường mới, tìm được việc làm thêm ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học tập và sinh sống sau này. Dưới đây là chia sẻ của hai du học sinh bậc thạc sĩ tại Úc:
5.1.1. Tìm chỗ ở phù hợp
Nhờ anh trai có thu nhập ổn định và tiền thế chấp nhà vay ngân hàng của ba mẹ, Quốc Hưng, quê An Giang đi du học thạc sĩ quản lý giáo dục tại đại học Queensland. Nhiều năm hoạt động trong phong trào hội sinh viên, cũng là cán bộ của hội sinh viên trường, Hưng tận dụng mọi lợi thế mà hội sinh viên, các câu lạc bộ cũng như quỹ khuyến học các trường dành hỗ trợ sinh viên.
“Ngành giáo dục Úc muốn thu hút sinh viên quốc tế nên hầu hết các trường đều có trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế. Khi mới sang, tôi đến văn phòng hỗ trợ vì họ cung cấp đầy đủ thông tin về nhà trọ, việc làm. Đầu tiên, tôi tìm phòng trọ ở ghép gần trường, giá 350 AUD/tháng nhưng phải sắm toàn bộ vật dụng cần thiết. Nhưng ở chung với một số sinh viên các nước, giờ giấc sinh hoạt quá tự do tôi thấy hơi bất tiện. Sau vài tuần, qua một số sinh viên Việt Nam giới thiệu, tôi đến ở cùng gia đình người Việt, rất thoải mái, tiện nghi. Vì hơi xa trường nên tôi đi học bằng xe buýt, nhưng mua được vé tháng ưu đãi cho sinh viên bán ngay tại trường cũng tiện”, Quốc Hưng tâm sự.
Thường du học sinh Việt ít khi ở ký túc xá vì giá mắc: 200 – 300 AUD/tuần, mà chọn ở cùng nhà người bản xứ (homestay), giá 800 – 1.200 AUD/tháng tuỳ địa điểm. “Ở homestay có lợi nhiều cho giao tiếp tiếng Anh, làm quen với văn hoá, tập tục của người Úc, và nhất là rất an toàn”, Quốc Hưng cho hay.
Tại Úc, nhiều trường đã có những nhóm du học sinh Việt Nam được thành lập nhằm hướng dẫn cho người mới sang bắt nhịp với môi trường mới. Tuy nhiên, sau khi giải quyết được những bỡ ngỡ ban đầu, bản thân mỗi học viên phải chủ động trong mọi việc. Ngoài những giờ học trên lớp và tự nghiên cứu trong thư viện, trao đổi với bạn bè thì việc gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo, nhất là những người hướng dẫn trực tiếp là rất quan trọng. “Thầy cô không chỉ hướng dẫn những kiến thức liên quan đến ngành học mà còn hỗ trợ, tư vấn cũng như định hướng cho học viên phát huy khả năng, tận dụng lợi thế sẵn có. Tôi quyết định ở thêm hơn một năm để hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về quản trị kinh doanh chính là nhờ tư vấn của thầy hướng dẫn. Theo cảm nhận, các thầy cô tại Queensland rất có cảm tình với sinh viên Việt Nam”.
5.1.2. Kinh nghiệm làm thêm
Du học sinh sang học bằng học bổng ít quan tâm đến việc làm thêm, nhưng với người tự bỏ tiền nhà đi học, hầu như ai cũng mong đi làm thời gian rảnh để phụ giúp gia đình. “Thời gian đào tạo bậc thạc sĩ thường vào buổi chiều tối, nên ban ngày ngoài chuẩn bị bài vở, du học sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi. Vì thế, nhiều người muốn tìm việc làm kiếm thêm thu nhập cho sinh hoạt phí. Như tôi lúc thì phục vụ nhà hàng, khi thì đi hái dâu, hái nho ở trang trại”, Quốc Hưng cho biết.
Trang Hoài Thu Thảo, quê ở Bảo Lộc, học tại đại học công nghệ Sydney cho biết những ai được cấp thị thực du học Úc được phép làm việc bán thời gian ngay khi nhập học, nhưng tối đa 20 giờ/tuần. Những người đi làm sẽ có hồ sơ và mã số thuế do sở Thuế vụ Úc cấp để quản lý. Trung bình, sinh viên làm thêm có thể kiếm 6 – 15 AUD/giờ. Làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tiền công được trả cao hơn. Trung bình thu nhập khoảng 800 – 1.500 AUD/tháng. Đối với thạc sĩ hoặc tiến sĩ, làm gia sư cho sinh viên trẻ hơn cùng ngành sẽ kiếm được khoảng 40 AUD/giờ.
Các bảng thông báo ở trường học, các trang mạng giới thiệu việc làm, các văn phòng hướng nghiệp của cơ sở giáo dục hoặc thông tin từ bạn cùng học, cùng ở trọ hay dân bản địa đều là những nguồn cung cấp thông tin việc làm. “Tôi thường đọc các báo địa phương để biết thông tin các doanh nghiệp địa phương tìm người làm việc bán thời gian. Có những chỗ làm thêm quen biết của người Việt tại Úc, sinh viên có thể làm hơn số thời gian cho phép và nhận tiền mặt, rất có lợi đối với người vừa học vừa làm kiếm tiền phụ thêm gia đình”, Thu Thảo nói.
Nhiều du học sinh thổ lộ hồi ở nhà chẳng biết làm gì nhưng sau vài tháng ở đây, họ làm công việc vườn tược như nông dân thực thụ. “Ngày cuối tuần, tôi thường đón xe đi làm từ 5 giờ sáng, làm cả ngày đến 5 giờ chiều về, trung bình 400 – 500 AUD, ngày làm được nhiều nhất tính theo sản phẩm cũng kiếm được 750 AUD. Có nhiều bạn kiếm cả 1.000 – 2.000 AUD. Nhưng xác định sang đây học là quan trọng nhất nên thời gian tôi đi làm thêm cũng chừng mực thôi”, Quốc Hưng cười và cho biết thêm, nhiều du học sinh Việt Nam vay mượn để học thạc sĩ, nhưng trong hai năm vừa học vừa làm, khoản tiền bỏ ra đều thu về hết.
Du học sinh còn tận dụng thời gian nghỉ giữa các kỳ học hoặc lễ tết để tăng cường làm thêm. “Tết cổ truyền ở Việt Nam thường vào dịp thu hoạch nho ở nhiều bang tại Úc nên nhiều người không về nước mà ở lại làm kiếm thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí học kỳ kế tiếp”, chị Thảo kể.
“Ban đầu mới sang, đứng trước khoảng không mênh mông mà con người lại thưa thớt, tôi rất nhớ cái không gian ồn ào chật chội tại Sài Gòn. Nhưng rồi quyết tâm học hành và tìm việc làm nghiêm túc, chỉ một tháng tôi đã bị cuốn vào guồng máy học tập và làm thêm của một du học sinh nơi xứ người”, anh Hưng tâm sự.
5.2. Du học sinh chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng hội nhập
Nhận học bổng bán phần 4 năm và trở thành tân sinh viên ngành Khoa học tại Đại học Western Sydney (Úc), Đỗ Quang Huy cho biết mình rất tự tin khi theo học tại đây. Trước đó,Huy đã tốt nghiệp lớp 12 chương trình Higher School Certificate của Bang New South Wales, đạt hạng 9 tiểu bang môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 năm 2014 và đạt IELTS 8.0 khi học lớp 11. Quang Huy còn được vinh danh trong top 1% học sinh giỏi của tiểu bang với số điểm 98.70.Huy cho biết chính nền tảng tiếng Anh không chỉ ở kỹ năng ngôn ngữ mà còn kiến thức chuyên môn được chuẩn bị kỹ càng khi theo học tại Trường Quốc tế Á Châu chính là tiền đề quan trọng giúp Huy đạt được kết quả caokhi chuyển tiếp học tập ở Úc.
Huy chia sẻ: “Với hầu hết du học sinh thì tiếng Anh là trở ngại lớn nhất nhưng nhờ chương trình tiếng Anh quốc tế của Trường Quốc tế Á Châu mà em đã trưởng thành hơn rất nhiều về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là trong giao tiếp. Nhờ đó, em tự tin hơn trong giờ học và các hoạt động ngoại khoá của trường, được bầu làm đại diện học sinh toàn khối 12 năm 2014 và tham gia tích cực nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng khác của trường và tiểu bang”.
Cùng quan điểm với Quang Huy, các du học sinh Lỗ Quốc Mỹ, Võ Trang Thy (cùng là cựu học sinh Trường Quốc tế Á Châu) đều cho rằng nền tảng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng để các du học sinh có thể tự tin hội nhập ở Hoa Kỳ, Úc hay bất kỳ quốc gia nói tiếng Anh nào trên thế giới. Tuy nhiên, các em cũng nhấn mạnh đến kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, khả năng tư duy, sáng tạo… cũng là những yếu tố vô cùng cần thiết giúp hòa nhập tốt môi trường học tập chủ động, hiện đại ở nước ngoài.
5.3. Kinh nghiệm “chống sốc” khi du học Australia của bạn Thu Trang
Theo Nguyễn Thị Thu Trang, cựu sinh viên ĐH New South Wales, để học tập thành công ở Australia không chỉ là chăm học mà còn phải biết tự nghiên cứu và hoàn thiện khả năng quản lý và sắp xếp thời gian và công việc.
Thu Trang hiện đang đang làm việc tại công ty Ernst & Young, Sydney, Australia. Trước khi du học tại Australia, Thu Trang đã trải qua khóa Dự bị Đại học của Trường và đã có những thành công đáng kể khi bước chân vào giảng đường đại học cũng như trong công việc hiện tại.
Thu Trang trong chuyến du lịch tới Venice.
Tâm sự của dưới đây của Trang sẽ giúp các bạn giải đáp phần lớn những thắc mắc trước khi quyết định đi du học tại nước Australia.
Trước khi sang Australia học, ở nhà tôi học tiếng Anh rất tốt, không chỉ nắm chắc phần ngữ pháp mà tôi rất tự tin vào khả năng giao tiếp của mình. Dù đã được các thầy cô và gia đình cố vấn các thủ thuật phòng chống “sốc” văn hóa, thế nhưng, ở nhà là một chuyện, sang Australia môi trường hoàn toàn khác.
Ở Australia, sinh viên là trung tâm và giảng viên đóng vai trò hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi. Sinh viên được mong đợi đưa ra những câu hỏi về những vấn đề được giảng dạy thay vì chấp nhận chúng một cách đơn thuần.
Đại học New South Wales là một trường dạy Marketing danh tiếng nên tôi luôn học tập và làm việc với rất nhiều bạn đồng khóa năng động, tự tin với tài năng nổi trội.
Cú “sốc” đầu tiên của tôi có lẽ là cảm giác chán nản, buồn bực khi vận dụng toàn bộ những khả năng tốt nhất, nổi trội nhất của mình rồi mà vẫn chưa đủ để theo kịp bạn bè. May thay, phía trước là một năm dự bị đại học để tôi phấn đấu và tôi đã làm được.
Chương trình Dự bị Đại học (DBĐH) của ĐH New South Wales ra đời năm1988, là chương trình DBĐH lâu đời nhất nước Australia và do Hội đồng Giảng dạy của UNSW giám sát chặt chẽ.
Chương trình cung cấp cho sinh viên những kỹ năng sống, giúp họ dễ dàng thích nghi với việc học tập trong hệ thống giảng dạy của nước Australia tạo bước khởi đầu thuận lợi trong môi trường đại học ngay tại Đại học New South Wales.
Ngay sau khi nhận thức ra sự thiếu hụt của mình, tôi hiểu rằng bí quyết thành công trong học tập tại ĐH New South Wales không chỉ đơn thuần là chăm học mà đó là biết tự học một cách khoa học – điều mà tôi đã được rèn luyện trong khóa dự bị đại học.
Sinh viên sẽ phải đối mặt với những học kỳ bận rộn với rất nhiều môn học và bài luận. Để hoàn thành tốt, tôi phải tự nghiên cứu và hoàn thiện khả năng quản lý và sắp xếp thời gian và công việc của mình. Đại học New South Wales rất hiện đại và tiện nghi nhưng không phải mọi thứ luôn có sẵn cho mình.
Đặc biệt với các môn học liên quan tới xã hội, trường luôn khích lệ sinh viên phải tự mình xâm nhập thực tế và tham gia các hoạt động ngoại khóa như xem phim, đi nghe nhạc, tham gia câu lạc bộ khiêu vũ và thể thao cả trong và ngoài khuôn viên nhà trường.
Chẳng hạn, tôi tham gia câu lạc bộ khiêu vũ Salsa và bị cuốn hút hoàn toàn vào vũ điệu latin bốc lửa này. Cũng ở trong ngôi trường này, tôi được tiếp xúc và giao lưu với các bạn từ nhiều quốc gia khác nhau. Kiến thức về các nền văn hóa độc đáo, đặc sắc khác nhau của tôi nhờ vậy mà phong phú lên rất nhiều.
Vài thông tin về trường Đại học New South Wales nơi Trang theo học:
- Đại học New South Wales là Trường Đại học hàng đầu của Australia được xếp hạng thứ 85 trên thế giới theo (Times Higher Education World University Rankings 2012-2013) với cơ sở chính rộng 38 hecta cách trung tâm thành phố Sydney 20 phút.ĐH New South Wales cung cấp hơn 600 chương trình đại học và sau đại học trong 9 khoa và hiện tại có hơn 12.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 130 quốc gia trên thế giới đang học tập tại trường.
5.4. Cựu sinh viên du học Úc chia sẻ kinh nghiệm đi du học tại trường Đại học Griffith
Du học Úc không hề dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ, ngoài khó khăn về giao tiếp, văn hóa, lối sống thì vấn đề tài chính cũng là vấn đề đè nặng lên đôi vai của mỗi du học sinh khi sống tại một quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ như Úc. Cùng nghe những lời chia sẻ của một du học sinh khi du học tại Úc để có thêm kiến thức để đi du học nhé!
Đỗ Xuân Hạnh cựu sinh viên trường đại học Griffith về nước không chỉ mang về một tấm bằng thạc sỹ tại đại học Griffith mà còn cả những kinh nghiệm quý báu, cùng những mối quan hệ bạn bè, thầy cô thân thiết và những ký ức không thể phai nhòa về những năm tháng học tập tại Úc.
Hạnh chia sẻ: Việc lựa chọn du học Úc tại đại học Griffith là một quyết định dễ dàng đối với Hạnh. Vì Đại học Griffith là đại học duy nhất của Úc có đào tạo chương trình Hạnh muốn theo học, nghành Thạc sĩ thương mại lĩnh vực tài chính ngân và ngân hàng. Hạnh cũng bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp thiên nhiên, thời tiết khí hậu và môi trường đa văn hóa của bang Queensland.
Với vốn Tiếng Anh thông thạo Hạnh cũng dễ dàng tìm được việc làm thêm tại một trung tâm mua sắm. Chính công việc này đã giúp cho Hạnh có nhiều bạn bè, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với khách hàng mà lại có thêm tiền chi trả cho các khoản sinh hoạt phí. Bên cạnh đó, Hạnh còn được Khoa Phát triển kinh doanh quốc tế của đại học Griffith giao nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên trong những chuyến tham quan khuôn viên trường hay mua sắm, việc này giúp Hạnh tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm quý giá.
Hạnh chia sẻ, năng động trong học tập và sinh hoạt là cách tốt nhất để bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khi đi du học. Bản thân Hạnh cũng là một thành viên sáng lập của Hội sinh viên Việt Nam của đại học Griffith (GUVSA), hiện đã có hơn 100 thành viên trong hôi. GUVSA là nơi quen thuộc để các sinh viên liên lạc, kết bạn, tìm hiểu thông tin, cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả các sinh viên đều có thể tham gia, không phân biệt quốc tịch và đến từ nhiều trường khác nhau. Với vai trò là thành viên ban tổ chức Hạnh đã có thêm những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân tự tin nói công chúng, khả năng giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm cao.
Thời gian học tập và sinh hoạt tại đại học Griffith đã mang lại nhiều điều bổ ích, các kinh nghiệm sống lý thú cho Hạnh. Được trải nghiệm tại một vùng đất mới, được hòa nhập vào cuộc sống con người và những nét văn hóa mới cùng với những điều học được trong lý thuyết và thực tiễn tại Griffith là những tiền đề cho những thành công của Hạnh sau này.
5.5. Những kinh nghiệm thực tế khi du học Úc bạn cần nắm
Nước Úc là một đất nước phát triển tiên tiến với nền giáo dục chất lượng cao, mọi mặt của cuộc sống đều phát triển, môi trường sôi động nhưng vẫn giữ được sự bình yên. Tuy nhiên cuộc sống của bạn nơi đất khách quê người cũng phải đối mặt rất nhiều những khó khăn, bạn phải hoàn toàn độc lập trong mọi việc ở đây.
Chúng tôi đã thu được những kinh nghiệm từ các thế hệ đã đi trước, để có thể chia sẻ cho các bạn trẻ đang có ý định du học Úc 2017. Hi vọng các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích, giúp bạn vững bước trên con đường du học.
5.5.1. Hãy tìm một công việc làm thêm
- Tìm kiếm một công việc làm thêm sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thêm phần thu nhập cho việc chi tiêu sinh họat và đồng thời đây cũng là cơ hội để các bạn có kinh nghiệm làm việc cũng như có cơ hội giao tiếp với người bản xứ,làm quen và tiếp xúc với họ. Ở nước Úc, du học sinh chỉ được phép làm việc 20 tiếng/ tuần trong thời gian đi học và làm fulltime trong kì nghỉ.
- Có rất nhiều công việc làm thêm để bạn có thể làm, nếu bạn có trình độ tiếng anh khá thì cơ hội làm việc sẽ cao hơn và mức lương cũng sẽ từ đó được nâng cao. Bạn sẽ được trau dồi vốn tiếng anh khi đi làm thêm vì bạn được tiếp xúc với nhiều người, khả năng ngôn ngữ cũng từ đấy được nâng cao. Các công việc thông thường cho các sinh viên Việt Nam như: là phụ bếp, nhân viên phục vụ nhà hàng, thu ngân, bán hàng, …. Vào mùa hè thì nông trại là nơi các bạn sinh viên chọn lựa để làm thêm, đây là công việc mang tính thời vụ. Công việc này chủ yếu là hái trái cây như anh đào, nho, táo…
- Tuy nhiên, các bạn vẫn phải nhớ rõ một điều, mục đích chính của các bạn khi du học Úc đó là học tập chứ không phải làm thêm kiếm tiền.
5.5.2. Hãy nghiêm túc và hết mình trong việc học tập
Bạn hãy tạo cho mình một thói quen và cách sống tốt, luôn nghiêm túc và hết mình trong công việc. Nhiệm vụ chính của bạn khi đi du học là học tập vì vậy hãy luôn quan tâm đến việc học hành, trau dồi kiến thức, không nên quá coi trọng việc đi làm thêm, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hay sa đà vào những cuộc vui, giao lưu bạn bè,…
5.5.3. Hãy tận dụng những đợt sale off và mua hàng giá rẻ
- Nhu cầu về ăn mặc và các đồ dùng khác là tất yếu đối với mỗi bạn sinh viên, nhưng các bạn cũng không nên quá cầu kỳ , đừng chạy theo mốt hay hàng hiệu. Nếu không phải những bạn thực sự có điều kiện thì với cách chi tiêu không chuẩn mực, bạn sẽ sớm phải bỏ dở quá trình du học để về nước với lý do không đủ tài chính. Kinh nghiệm du học Úc này được nhiều người có kinh nghiệm cảnh báo.
- Ở Úc có rất nhiều những nơi bán đồ với giá rẻ, giá dành cho sinh viên giống như ở Việt Nam. Nếu có thể bạn nên hòa nhập với những không gian như thế này để tận dụng cuộc sống của du học sinh. Cảm giác như ở tại đất nước mình sẽ được bạn tìm thấy ở những nơi như thế này đấy!
5.5.4. Hãy tận dụng các cơ hội để săn học bổng
Có thể cơ hội dành học bổng du học Úc dành cho các bạn du học sinh là rất lớn. Có rất nhiều loại học bổng du học như: học bổng của chính Úc, học bổng khuyến học, học bổng của các công ty, doanh nghiệp Úc…Ngay từ khi xác định đi du học, bạn hãy tìm hiểu các thông tin về du học trên các phương tiện thông tin truyền thông và đặc biệt là trên trang của trường mà bạn có ý định theo học. Kinh nghiệm du học Úc của những người đi trước cho thấy bạn phải nộp đúng trường, ngành phù hợp với khả năng của bạn và phải có hồ sơ cũng như bản luận xin học bổng thuyết phục.
5.6. Kinh nghiệm chuẩn bị hành trang khi đi du học Úc
5.6.1. Các vật dụng buộc phải mang theo
Giấy tờ:
- Passport (hộ chiếu).
- Offer của Uni và của tổ chức cấp học bổng ,bằng đại học và bảng điểm đại học (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
- Reference Letter (lưu ý là bản dịch bằng tiếngAnh): Reference Letter của nơi bạn đang làm việc , dùng để khi bạn đi xin việc làm.
- Các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn và cácgiấy tờ khác ( phải là bản dịch tiếng Anh) để giúp tăng khả năng xin việc làm thêm tại Úc.
- Số điện thoại, email và địa chỉ của tất cả những người quen ở Úc để bạn có thể liện hệ khi cần thiết.
Sách vở và đồ dùng học tập:
- Sách chuyên ngành: Những thứ cần cho đề tài nghiên cứu của bạn (PhD và Master by Research only).
- Các bạn học Bachelor và Master Coursework không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Thư viện ở Úc có rất nhiều sách trừ trường hợp ngành bạn học có Ebooks (như Software Engineering ) thì bạn nên mang theo dạng đĩa CD vì nó gọn nhẹ.
- Từ điển Anh – Việt chuyên ngành: Bạn nhớ mang theo bản CD cho nhẹ hoặc kim từ điển càng tốt. Các bạn đã học qua đại học ở Việt nam thường quen với định nghĩa khái niệm bằng tiếng Việt nên từ điển sẽ giúp bạn nắm bắt khái niệm nhanh hơn. Đối với các bạn học Bachelor nên tập hiểu bài bằng tiếng Anh luôn sẽ có lợi hơn cho các năm sau khi khối lượng sách đọc tăng dần.
- Dụng cụ học tập: Bạn mang theo khoảng 1-2 cuốn vở, 1-3 thước kẻ nhưng mang theo nhiều bút và paper clip. Đa số các bài giảng sẽ được đưa lên Internet nên không cần vở. Tuy nhiên, cần nhiều bút Highlight để làm Presentation và các việc khác (Bút hightlight bên Úc rất đắt và không đẹp).
- Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt. Đồ bán tại Úc mà sinh viên Việt Nam có khả năng mua thì cũng toàn là “Made in China” do vậy các bạn nên mua trước ở Việt Nam vì giá cũng không đắt quá mà hàng cũng khá chất lượng.
- Máy tính cá nhân khi dùng để làm bài tập. Bạn nên mua model giống hoặc tương tự model mà các trường phát cho sinh viên khi làm bài thi để cho quen, khi thi khỏi bị lúng túng làm quen với máy tính.
Lưu ý, không phải hầu hết học viên đều được phát máy tính khi thi, có những trường sinh viên được phép mang máy tính cá nhân vào phòng thi. Đơn cử 2 trường đại học lớn cho phép những máy sau:
- The University of New South Wales: CASIO fx-911w
- The University of Sydney:CASIO fx85.
Quần áo:
- Quần áo cá nhân: Bạn nên mang càng nhiều càng tốt tùy theo ý thích. Thật ra, nếu chịu khó đi tìm mua đồ bên Úc thì cũng không khó lắm đâu, nhất là những ai ở Melbourne. Tuy nhiên, nếu đồ không nặng và quần áo đang có sẵn thì không tội gì không mang sang đây. Trừ trường hợp muốn mua hàng tốt như quần tây hoặc sơ mi xịn – nhưng loại đấy sang Úc rất ít dùng, jean và áo thun được dùng nhiều nhất.
- Quần áo ấm: Áo len, áo gió, khăn quàng cổ, bao tay, đủ để thay đổi và đủ ấm.
- Tất/vớ: Bạn mang càng nhiều càng tốt. Ở Việt Nam sản phẩm phong phú hơn và rẻ hơn rất nhiều.
- Chăn gối, ga trải giường: kích thước thông dụng 140×210 , 180×210 , 210×210. Giá ở Việt Nam rẻ hơn nhưng nếu hành lý nặng quá thì chỉ mang theo vỏ chăn và vỏ gối thôi, phần ruột có thể mua khi sang Úc.
- Giày dép: 2 đôi thể thao, 1 đôi trang trọng,1-2 đôi dép nhựa để đi trong nhà. Đặc biệt là giày dép da ở Úc rất mắc.
- Kính cận: Bạn nên đo mắt mà mang phòng ít nhất 2 bộ kính, mang theo cả đơn kính. Giá kính ở Úc rất mắc và bảo hiểm y tế cho sinh viên không gồm mắt kính.
5.6.2. Các vật dụng khác
- Ổ đổi điện: Đủ dùng, nếu bạn mang theo đồ điện tử từ Việt Nam. Bạn nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm nhưng nên chọn loại chân cắm dẹt chéo dạng và mang thêm vài cái extention LiOa.
- Khám răng: Bạn nên trám răng nếu cần bên Việt Nam trước vì phí nha sỹ bên Úc rất cao.
- Thuốc: Cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốcnhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin…đủ dùng cho 1 năm (Nếu bạn thường cần đến những thứ đó).
- Tiền: Nếu bạn nhận học bổng thì mang khoảng$300 – $400 (phòng lúc đi đường và tiêu xài 3-4 ngày đầu). Sang đây bạn sẽ nhận tiền và rút tiền thông qua tài khoản ngân hàng sẽ tốt hơn. Lưu ý là hải quan không cho mang quá $7000 ra khỏi Việt Nam .
- Đồ sinh hoạt cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, gương lược,… đủ dùng cho bạn.
- Máy ảnh và Laptop: Bạn mang theo nếu có. Nếu định mua laptop bên Úc thì sẽ được đảm bảo về mặt bảo hành. Tuy nhiên, giá laptop ở Úc cao hơn ở VN chút ít.
- Điện thoại di động: Nếu bạn có sẵn cầm theo vì cũng gọn nhẹ. Tất cả điện thoại di động ở Việt Nam mang sang Úc đều dùng được (GSM).Nếu bạn định mua đồ second hand nên mua ở Việt Nam. Sang Úc chỉ cần mua sim của hãng di động bên này là xài được. Ở Úc điện thoai di động đắt hơn Việt Nam khoảng 1/3.
5.6.3. Các vật dụng không đặc biệt (đem cũng được không đem cũng không ảnh hưởng gì)
Nếu có sẵn và còn chỗ thì mang theo, tuy nhiên những thứ có khả năng mua được ở Úc với giá không chênh lệch so với Việt Nam bao nhiêu hoặc là những vật dụng giải trí thì nên suy nghĩ thật kĩ.
- Nồi cơm điện: cồng kềnh và nặng. Bạn có thể mua đồ secondhand của sinh viên dễ dàng. Nếu ai mang gia đình thì nên mang ngay từ đầu cùng với hầu hết các loại đồ dùng gia đình khác mà mang được.
- Bàn là, Máy sấy tóc: Bạn có thể mua được đồ second hand.
- Khăn tắm: tốt nhất là 3 cái để dùng dần hoặc bạn có thể dễ dàng mua tại các chợ.
- Sách truyện, tạp chí, đĩa nhạc: Tùy thích. Đây là thứ mà các sinh viên ở Úc rất thiếu thốn và muốn có.
Tuy nhiên, bạn mang đi bao nhiêu là do ý thích của bạn. Nếu muốn mang theo đĩa CD nhạc thì bạn nên mang theo đưới dạng MP3 để mang được nhiều. Lưu ý là bạn không cần phải khai báo những thứ này tại Úc và bạn cũng không nên khai báo để khỏi bị phiền toái về bản quyền. Nếu bạn mang nhiều CD nhạc thì nên để ở hành lý ký gửi, đặc biệt là bạn nào làm thủ tục ở TP.HCM. Hải quan tại đây kiểm tra chặt chẽ về văn hóa phẩm ra khỏi Việt Nam. Tóm lại là bạn nên lên internet nghe hoặc xài MP3.
- Computer: Bạn không nên mang đi. Máy Desktop ở Úc đắt hơn ở Việt Nam khoảng 20 – 40% cho dù là mua linh kiện tự lắp (vì chênh lệch giá đó là chênh lệch giá linh kiện), tốt nhất là bạn nên dùng laptop.
- Dụng cụ thể thao: Kính và quần áo bơi , giày đá bóng, vợt tennis bạn chỉ mang theo đồ cho môn thể thao mà bạn thích chơi nhất ( nếu có ). Giá công cụ thể thao ở Úc nói chung tương đối cao. Nếu mua ở Việt Nam nên mua đồ tốt vì tính ra tiền Úc vẫn rẻ hơn về chất lượng.
- Walkman , CDman: có thể xách tay.
- Các loại phần mềm: Chỉ mang theo nếu bạn thấy thật cần. Các phần mềm thông dụng như (Win, Office, Photoshop…) có thể mượn các sinh viên đi trước. Bạn sẽ bị phạt nếu hải quan Úc phát hiện. Nếu bạn mang đi thì nên giấu kín.
- Ô, dù: Dùng khi trời mưa. Bạn nên mang loại ô dù tốt và gọn nhẹ. Thân dù phải chắc, đặc biệt là các bạn ở Melbourne.
- Thức ăn: Khi mang theo đồ khô, luật kiểm dịch của Úc rất nghiêm. Bạn sẽ bị phạt 100$ nếu mang theo thức ăn mà không khai báo. Tất cả đồ biển khô (mực,cá,tôm khô ), ô mai, chè , cà phê , bánh đậu xanh đều được cho phép mang vào Úc sau khi khai báo.
- Ruốc/chà bông: Cũng có người mang được có người không. Nếu muốn mang theo mà không bị tịch thu nên đóng gói cẩn thận, kiếm vài cái nhãn thật đẹp dán lên để có vẻ là đồ đã qua xử lý cẩn thận là không mang theo mầm bệnh. Thức ăn làm từ thịt bò sẽ bị hải quan Úc tịch thu.
- Mì, cháo, miến ăn liền: Mang được. Nhớ là phải khai báo, không mang các loại mì , cháo , miến có gói thịt ướt bên trong.
5.6.4. Các loại mang theo là phí công
- Áo đi mưa: Ở Úc hầu như không ai dùng loại này , chủ yếu dùng là ô dù. Nếu bạn mang một cái áo mưa thì chọn loại cánh dơi , nên mua loại bằng vải simili ấy chứ đừng mang loại vải nhựa.
5.6.5. Cách sắp đặt hành lý
- Mỗi kiện không được quá 31 kg. Nếu quá bạn sẽ phải bỏ bớt đồ sang túi khác.
- Nếu bạn mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, bạn phải khai báo và làm thủ tục hải quan tại cửa đỏ. Nên để tất cả các thứ đó riêng ra 1 túi, để khi khai báo cho được nhanh, như thể bạn không phải mở vali chính ra (trừ khi gặp nhân viên hải quan quá khắt khe). Nếu bạn không có gì để khai báo thì bạn có thể đi ra cửa xanh. Trước khi máy bay hạ cánh, tiếp viên sẽ đưa cho bạn một tờ khai để điền xem là bạn có mang theo những thứ cần phải khai báo hay không. Hải quan Úc đặc biệt khắt khe trong việc kiểm dịch thức ăn.
- Kinh nghiệm cho thấy thỉnh thoảng đi cửa đỏ nhanh hơn cửa xanh vì có khả năng bị kiểm tra ngẫu nhiên (đặc biệt là bạn nào có điệu bộ khả nghi). Nếu bạn đi cửa xanh mà bị kiểm tra ngẫu nhiên thì toàn bộ hành lý sẽ bị kiểm tra từ A-Z. 6. Các hướng dẫn khác cho các bạn.
- Khi đến sân bay, trước tiên bạn làm thủ tục nhập cảnh, sau đấy sẽ đi lấy hành lý và làm thủ tục hải quan. Cẩn trọng nên không trông hộ đồ của người khác cũng như không rời mắt khỏi hành lý của mình để tránh bị tình trạng người xấu bỏ đồ khác vào vali của mình.
ĐẶC BIỆT KHÔNG BAO GIỜ NHẬN CẦM GIÙM HAY GIỮ GIÙM BẤT CỨ THỨ GÌ TỪ NGƯỜI KHÁC ĐƯA SANG Để TRÁNH TÌNH TRẠNG BỊ KHÁM XÉT, TRA HỎI HAY TỆ HƠN LÀ BỊ TÙ NẾU NHƯ MÓN HÀNG BẠN CẦM GIÙM NGƯỜI KHÁC LÀ HEROIN.
5.6.6. Cực kì cẩn thận phần này vì với những bạn lần đầu sang nước ngoài rất dễ phạm sai lầm
- Khi làm thủ tục hải quan xong và ra ngoài, nếu chẳng may không gặp được người đi đón, bạn nên tìm đến Information/Welcome Desk ở đó sẽ có đại diện trường giúp đỡ bạn.
5.7. Phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm du học và cảm nhận đầu tiên về Melbourne của bạn Quý Dương
Để có những bước khởi đầu chắc chắn nhất cho các bạn học sinh sinh viên đang có ý định đi du học Úc, phóng viên của phunu9.com chúng tôi đã có cuộc trao đổi chính thức với bạn Quý Dương đang là du học sinh tại một ngôi trường có tiếng thuộc bang Melbourne. Cùng lắm nghe những chia sẻ rất thực của bạn ấy nhé!
Bạn có thể chia sẻ với Phunu9.com những cảm nhận đầu tiên về thành phố Melbourne?
Mình đến Melbourne được hơn 2 tuần. Là một trong những thành phố đáng sống nhất trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí The Economist năm 2013, Melbourne cho mình rất nhiều trải nghiệm sống và sự tương đồng như khi mình du lịch và sống ở Châu Âu, với tàu điện trên đường phố, các đại lộ và khu trung tâm được quy hoạch như bàn cờ, các nghệ sỹ đường phố và các khu không gian và quảng trường ở khu trung tâm. Melbourne rất đa dạng về văn hóa (mình được biết có khoảng hơn 160 quốc tịch đang ở tại bang Victoria và Melbourne là thủ phủ của bang), nhưng tại khu mình đang ở và tại trường, mình thực sự ngạc nhiên bởi số lượng đông đảo các học sinh đến từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam. Thời tiết ở Melbourne có thể thay đổi rất bất thường, và mọi người thường hay nói Melbourne có cả 4 mùa trong một ngày. Tuần vừa rồi nhiệt độ tại Melbourne ban ngày khoảng 44 độ C và đã có cháy rừng xảy ra tại nhiều khu ở bang Victoria, và ngay chiều hôm qua sau một cơn mưa nhỏ đã hạ xuống 26 độ C ban ngày, và dưới 20 độ vào ban đêm.
Bạn đã chuẩn bị cho chuyến bay quan trọng này như thế nào? Có điều gì bạn đã hối tiếc vì không mang theo trong hành trang du học của mình không?
Khi đi mình cũng có một chút lo lắng và hồi hộp khi chia tay gia đình và bạn bè, và sự chuẩn bị cho một cuộc sống mới và bạn bè mới tại Australia. Mình có tham khảo một số người đã và đang sống ở nước ngoài và tại Melbourne để mang những đồ đạc cần thiết cho cuộc sống và việc học tập. Thực tế khi sang đến nơi, mình thấy hầu hết những đồ mình chuẩn bị đều cần, như ổ cắm theo tiêu chuẩn của Úc (3 lỗ chéo), áo khoác chống nước nhẹ và mũ (vì thời tiết Melbourne thay đổi rất thất thường), balo nhỏ, giày thoải mái để đi lại, đồ dùng cá nhân, một ít văn phòng phẩm như vở viết và một số sách chuyên ngành mình vẫn dùng tại Việt Nam (bản gốc, không phải bản photo vì vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ tại Úc).
Mình cũng mang theo một ít thuốc thường dùng và trà thảo dược. Mình được biết hải quan Úc kiểm soát rất nghiêm việc mang đồ ăn, trà và cà phê, các sản phẩm từ sữa và có nguồn gốc động/thực vật từ nước ngoài. Khi ở trên máy bay tất cả hành khách đến Úc đều phải làm tờ khai những đồ mình mang theo cần kiểm dịch. Khi đến sân bay họ cũng hỏi và sau đó làm thủ tục kiểm tra nếu nghi ngờ. Nếu sản phẩm không được mang theo nhưng đã được bạn thông báo, họ sẽ thu lại và bỏ đi. Nếu bạn không khai báo, có thể bạn sẽ bị phạt. Vì vậy mình nghĩ nếu các bạn chuẩn bị đồ, hãy đóng gói riêng các đồ cần kiểm dịch và có nhãn bằng tiếng Anh để dễ kiểm tra, và đọc thật kỹ quy định về mang hàng hóa vào Úc, và nhớ khai tất cả các mục bạn mang theo để tránh bị phạt.
Ở Úc mình thấy các chợ và siêu thị đều có tất cả những gì mình cần. Có những thứ giá cả có chênh lệch so với ở Việt Nam (văn phòng phẩm, tất, đồ lót, thuốc đánh răng, pin điện thoại và laptop, thuốc cảm và hạ sốt thông thường). Phần lớn những thứ khác mình thấy có lẽ không cần mang theo vì có thể dễ dàng tìm được ở bên này và giá cả không quá đắt (ví dụ: kem chống nắng, vitamin các loại). Dịch vụ công chứng bên này đều miễn phí và có thể dễ dàng thực hiện tại đồn cảnh sát, phòng khám của bác sỹ và quầy dược. Điện thoại bạn có thể dùng luôn nếu đã có tại Việt Nam, hoặc ký hợp đồng (khoảng 40-80 đô Úc/tháng) để có cả điện thoại mới, sim và các gói dịch vụ của họ. Internet và giá dịch vụ nói chung ở Úc khá đắt so với một số nước mình đã đi. Do đó ở chung và chia đều chi phí trên đầu người có thể là phương án tốt để giảm chi phí khi ở đây. Nếu bạn biết sửa chữa một số các hỏng hóc thông thường trong nhà sẽ tiết kiệm được cả thời gian và chi phí khi gọi dịch vụ.
Chỗ ở của bạn có đáp ứng được nhu cầu không? Bạn đã tìm được chỗ ở này thông qua phương tiện truyền thông nào?
Hiện nay mình đang ở trung tâm thành phố và do một người bạn của mình giới thiệu. Tất cả sinh viên khi mới đến đều được khuyên chỉ nên tìm chỗ ở tạm thời và sẽ bắt đầu tìm chỗ ở chính thức sau một thời gian. Lý do là vì tại Úc quy định về thuê nhà rất chặt chẽ, và khi đã ký hợp đồng thì bạn sẽ phải cam kết ở hết hợp đồng. Tranh chấp pháp lý nếu có xảy ra khi bạn thuê sẽ vô cùng đắt. Tuy nhiên điểm tốt là mọi quy định về thuê nhà đều rất rõ ràng trên các trang web của trường và của các cơ quan có chức năng quản lý việc cho thuê. Trường cũng có hỗ trợ trao đổi và tư vấn cho sinh viên, thậm chí xem hộ hợp đồng và đến tận nơi đánh giá nhà cho sinh viên trước khi sinh viên ký hợp đồng thuê chính thức.
Nhà trường đã tạo điều kiện hòa nhập cho sinh viên như thế nào? Bạn có tuần lễ nhập học chứ?
Vì mình và một số bạn khác là sinh viên theo diện học bổng nên quy trình nhập học của bọn mình có một số điểm khác biệt với sinh viên đi du học tự túc. Ngay từ khi ở Việt Nam, văn phòng học bổng của chương trình học bổng chính phủ Australia đã có những buổi trao đổi và chia sẻ về văn hóa, học tập, các quy định cần chú ý và các thông tin về sức khỏe cho tất cả nhóm. Khi sang Úc, trường cũng có các dịch vụ hỗ trợ sinh viên rất tốt, từ đưa đón đến nhập học chương trình Introductory Academic (chuẩn bị trước khi vào học chính), và hàng tuần đều có một buổi gặp với tất cả các sinh viên theo chương trình học bổng để trao đổi kỹ càng về việc tìm nhà, các hoạt động trải nghiệm bên ngoài lớp học, tham vấn tâm lý và hòa nhập văn hóa. Mình sẽ bắt đầu chính thức vào học từ đầu tháng 3 và hiện nay vẫn đang trong chương trình Introductory Academic.
Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã thu nhận được từ các sinh viên du học tại Úc, hy vọng nó sẽ là hành trang hữu ích cho các bạn khi chuẩn bị đi du học Úc 2017.
Nếu bạn đang có ý định xách balo lên đường trong khoản tài chính cho pháp của gia đình, sẵn sàng tới một vùng đất xinh đẹp để học hỏi thêm nhiều điều hay về giúp ích cho nước nhà thì những chia sẻ kinh nghiệm đi du học Úc năm 2017 của cộng đồng các bạn, các anh chị em du học sinh mà chúng tôi vừa thông tin trên đây sẽ rất cần thiết để bạn tự tin hơn trong tương lai đó. Du học Úc luôn là mơ ước lớn lao của nhiều bạn trẻ vì nơi đây hội tụ rất nhiều điều mới mẻ, môi trường học tập lại rất thoải mái, bạn có thể vừa học vừa chơi bất cứ lúc nào mình muốn. Ngoài ra, chính phủ Úc cũng luôn quan tâm bằng cách tạo ra rất nhiều hoạt động ưu tiên để du học sinh nước ngoài có thể làm thêm giờ, có tiền để trang trải kinh phí. Theo thống kê gần đây nhất cho thấy, tính tới thời điểm hiện tại, số người tới đất nước này du học, làm việc ngày càng gia tăng, chỉ xếp sau Mỹ, Anh,…nhưng đây cũng là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngày giáo dục của “xứ sở chuột túi”. Việc nắm bắt kinh nghiệm, thông tin liên quan, giá học phí sinh hoạt tại nơi mà mình sắp sửa đến như úc quả thật rất cần thiết bởi nó sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong tất cả mọi việc, từ sức khỏe cho tới tài chính để an tâm xây dựng nghề nghiệp tương lai cho chính mình. Chúc thành công. Tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng big khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống nhé!