Tuyển sinh Đại học 2017 và những bất cập
Những bất ngờ trong xét tuyển Đại học 2017
Bắt đầu từ năm 2015, việc xét tuyển Đại học dựa vào học bạ và kết quả của kì thi THPT được coi là một trong những thay đổi lớn tác động nhiều đến tâm lý phụ huynh và học sinh. Đặc biệt, năm 2017, những thí sinh đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia dù “chắc chân” hơn trước ngưỡng cửa vào các trường đại học song vẫn không khỏi lo lắng nếu đăng kí xét tuyển vào các trường lực lượng vũ trang hay một số trường Y và các trường top đầu. Có nên hay không "nhắm" đến các hình thức tuyển dự bị Đại học khi đó được một số người đặt ra.
Kì thi tuyển sinh Đại học năm 2017 có nhiều bất ngờ
Đặc biệt, việc thay đổi nguyện vọng xét tuyển trong kì thi tuyển sinh Đại học năm 2017 cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho điểm chuẩn đầu vào của các trường thay đổi liên tục và việc thí sinh có điểm cao vẫn trượt là chuyện hoàn toàn bình thường. Theo đó, một số trường đã phải áp dụng tiêu chí phụ để xét tuyển.
Nhiều thí sinh ban đầu đăng kí tuyển sinh đại học Dược Hà Nội vào một ngành có điểm số cao mà mình thích nhưng sau đó lại thay đổi nguyện vọng để đảm bảo tấm vé an toàn vào Đại học. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn không chỉ dừng lại ở đó và trong toàn bộ quá trình xét tuyển, nhiều thí sinh phải thay đổi nguyện vọng nhiều lần.
Công tác tuyển sinh đại học Ngoại thương năm 2017 cũng có nhiều biến động với những thay đổi liên tục về điểm số đầu vào các ngành trong suốt quá trình xét tuyển. Khi nhận kết quả, thí sinh cảm thấy điểm số mình đạt được không đảm bảo an toàn để vào ngành mình đăng kí đã đến trường thay đổi nguyện vọng.
Cũng có trường hợp thí sinh rút hồ sơ ở trường mình đăng kí theo học để nộp hồ sơ vào trường khác có điểm số an toàn hơn. Đó là trường hợp của em Nguyễn Thanh An - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Em đạt 27,7 điểm khối A và đã đăng ký nguyện vọng 1 vào nhóm ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và môt số ngành khác để "chống trượt". Tuy nhiên sau đó, An đã tới trường đổi nguyện vọng vào ngành tự động hóa của Trường lên vị trí nguyện vọng 2 thay cho nguyện vọng vào ngành kinh tế quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương. Việc thay đổi nguyện vọng và tổ hợp xét tuyển như trường hợp của An là rất phổ biến trong công tác tuyển sinh Đại học năm 2017. Với sự thay đổi này, không chỉ công tác tuyển sinh đại học Bách khoa hay Đại học Ngoại thương mà tại nhiều trường khác có những biến động lớn.
Điểm cao chưa chắc đã đỗ
Xét tuyển đại học 2017-2018 - 27 điểm vẫn có thể trượt
Với những biến động và thay đổi lớn của kì thi xét tuyển Đại học tại các trường như đã nêu trên, không có gì lạ khi nhiều thí sinh có điểm số cao vẫn bị trượt.
Khi một số trường đưa ra mức điểm chuẩn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, nhiều thí sinh “quay cuồng” không biết có nên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển hay không. Sự lo lắng này là hoàn toàn dễ hiểu bởi chỉ cần một sai sót không tính toán kĩ là nguy cơ trượt nguyện vọng 1 vào các ngành, các trường ưng ý rất dễ xảy ra, ngay kể cả có điểm cao mỗi môn lên đến 9 điểm.
Theo ghi nhận tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh Đại học 2017 được tổ chức tại Hà Nội, nhiều thí sinh đạt điểm từ 27 trở lên cũng rất lo lắng. Không chỉ với thí sinh đăng kí vào các trường Y dược, trường Quân đội mà ngay cả với các ngành hot của các trường kinh tế như: ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế Quốc dân. Thực trạng tuyển sinh Đại học này đã khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh luôn trong tình trạng lo lắng.
Tuy nhiên, bên cạnh sự cạnh tranh có thể nói là “khốc liệt” vào các ngành, các trường hot thì cũng có một thực tế là nhiều trường “ngóng” thí sinh mà vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Trong số đó có cả trường mới mở ít được biết đến và cả những trường đã có bề thế lâu năm. Trên thực tế, dù đã phải tuyển sinh bổ sung mà một số trường này vẫn không đủ chỉ tiêu. Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Cần có chiến lược quảng bá tuyển sinh hiệu quả
Thực trạng một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu bên cạnh là do sự thay đổi của cơ chế tuyển sinh với những thay đổi mới cùng việc thay đổi nguyện vọng liên tục của thí sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó còn là do việc các trường chưa biết cách quảng bá tuyển sinh một cách bài bản và chuyên nghiệp.
Hiện nay, hình thức tuyển sinh trực tuyến tiện lợi và hiệu quả đã được nhiều nhà đào tạo áp dụng. Hình thức này giúp nhà trường tiếp cận với thí sinh dễ dàng hơn và thí sinh cũng biết đến trường nhiều hơn. Một trong những kênh tuyển sinh trực tuyến được nhiều nhà đào tạo lựa chọn để hỗ trợ công tác tuyển sinh của mình chính là sàn giao dịch tuyển sinh kết nối giáo dục.
Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, Ketnoigiaoduc.vnsẽ giúp nhà đào tạo có chiến lược tuyển sinh hiệu quả nhất. Các trường nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về công tác tuyển sinh có thể gọi đến số điện thoại 02473012689 để được hỗ trợ thêm.