Kinh nghiệm tìm và apply học bổng nước ngoài
Ngoài học bổng theo các đề án của Việt Nam, học bổng hiệp định giữa Việt nam và các nước, hàng năm, nhiều trường ĐH và các chính phủ nước ngoài cấp khá nhiều học bổng cho ứng viên Việt Nam. Học bổng có thể là học bổng học phí (50% hoặc 100% tùy vào hồ sơ của mỗi bạn) hoặc bao gồm cả sinh hoạt phí (hay thường gọi là học bổng chính phủ). Nhiều sinh viên Việt Nam đã nhận được các học bổng này. Thế nhưng, họ cũng từng “trầy vi tróc vảy” trước khi nhận được suất học bổng du học quý giá này.
Rớt năm lần bảy lượt
Mai Thị Thanh Chung (giảng viên Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) đang theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Waikato, NewZealand. Chung nhận được học bổng của chính phủ New Zealand sau phòng sơ tuyển và phỏng vấn. Trước khi nhận học bổng này, Chung đã nhiều lần nộp hồ sơ cho các loại học bổng khác nhau nhưng đều bị rớt.
Từ kinh nghiệm của mình, nếu kỹ năng viết hồ sơ của mình chưa tốt thì nên chọn loại học bổng có thêm phần phỏng vấn, tránh học bổng chỉ xét trên hồ sơ. Hồ sơ viết chưa tốt nhưng khi phỏng vấn, mình sẽ có thêm cơ hội để trình bày thêm quan điểm, mục tiêu và động cơ của mình đối với học bổng. |
MAI THỊ THANH CHUNG |
Khi tìm học bổng, điều quan trọng là mục tiêu học tập phải rõ ràng và trong sáng. Không ít bạn vì muốn nhận học bổng mà chọn đại ngành học nào đó, bài luận thể hiện rất hay nhưng khi phỏng vấn lại trả lời không logic nên bị đánh rớt. Một điểm cần lưu ý khi phỏng vấn là cần trả lời thành thật, động cơ học tập, mình đã chuẩn bị những gì cho khóa học đó, người phỏng vấn sẽ nhận ra điểm sơ hở, thiếu logic nếu bạn trả lời không thật. |
VÕ ĐĂNG KHOA |
“Có thể mình chưa đủ yêu cầu về thâm niên công tác hoặc viết hồ sơ chưa đủ sức thuyết phục nơi cấp học bổng. Fail nhiều lần cũng cho mình kinh nghiệm viết bài luận, hồ sơ tốt hơn” – Chung cho biết. Bùi Lê Diễm Trang, giảng viên Trường ĐH An Giang, đang làm nghiên cứu sinh theo học bổng của chính phủ New Zealand – cho biết trước đó đã nộp hồ sơ học bổng du học bậc thạc sĩ của các chính phủ khác nhau, học bổng của các trường nhưng bị rớt nhiều lần trước khi thành công ở Úc.
Tương tự, Nguyễn Thị Hiền làm việc cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trước khi nhận được học bổng thạc sĩ tại New Zealand. Hiền cho biết trước đây từng nộp hồ sơ học bổng của chính phủ Úc nhưng đã không thành công.
Hiền chia sẻ: “Có thể do mình chuẩn bị hồ sơ chưa kỹ, lần này mình đã dồn sức chuẩn bị hồ sơ và đã có kết quả”. Trong khi đó, Võ Đăng Khoa – tốt nghiệp ngành dược Trường ĐH Y dược TP.HCM – đang theo học thạc sĩ sức khỏe tại ĐH Canterbury – cho biết không dưới 6 lần nộp hồ sơ học bổng nhưng cơ hội vẫn chưa đến với mình.
“Có thể học bổng đó không ưu tiên cho khối doanh nghiệp tư nhân trong khi mình đang làm việc ở đó nên ít được ưu tiên hơn. Cứ thấy có học bổng là mình nộp hồ sơ. Hơn nữa, kỹ năng viết của mình lúc đó chưa tốt nên bài luận chưa thể hiện được hết mong muốn cũng như mục tiêu bản thân, chưa thuyết phục được nơi cấp học bổng”. Khoa nói thêm.
Trao đổi với nhiều người đã từng nhận được học bổng ở nước ngoài, một điểm chung chúng tôi ghi nhận được đó là: chưa tìm hiểu kỹ các tiêu chí của học bổng cũng như bài luận chưa thể hiện hết bản thân, còn mâu thuẫn trong các dữ kiện (nhất là đối với học bổng của các chính phủ). Nơi cấp học bổng phải cảm nhận được người nộp đơn có mục tiêu học tập, có giá trị thế nào với mục tiêu học bổng – điều này thể hiện trong các bài luận và khi phỏng vấn.
Nguyễn Hữu Cát Thư – người nhận học bổng toàn toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) chia sẻ: có nhiều bạn học tốt, siêng năng – nhất là các bạn ở tỉnh, nhưng ít có cơ hội tiếp xúc, được tư vấn đầy đủ nên thể hiện bài luận chưa tốt, chưa thể hiện hết khả năng của bản thân từ đó dẫn đến cơ hội học tập của các bạn ít hơn. Hiện tụi mình cũng đã hỗ trợ nhiều bạn học sinh về vấn đề này.
Phải có quá trình chuẩn bị
Theo những bạn đã từng nhận được học bổng, đây là thành quả của một quá trình. Việc tìm hiểu kỹ
Xem xét nhiều yếu tố
|
học bổng cũng sẽ giúp gia tăng cơ hội cho ứng viên. Lê Thị Tâm – học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc – nói:
Học bổng là thành quả của một quá trình, tức là mình phải có kết quả tốt trong một thời gian dài. Điều này có nghĩa nếu muốn có học bổng thì cần chuẩn bị trước đó khá lâu, hoặc mình phải có nền tảng chắc.
Thêm vào đó, người trao học bổng cần phải thấy “giá trị sử dụng” của người nhận. Do đó, người tìm học bổng cần phải “khoe” giá trị của mình. Đừng nghĩ mình chỉ cần giỏi là được – mình cần phải biết “khoe” cái giỏi của mình cho người ta thấy và quan trọng hơn là cái giỏi của mình có giá trị như thế nào đối với người trao học bổng cho mình”.
Tương tự, Trần Duy Cảnh – người nhận học bổng của ĐH quốc gia Singapore – cho biết đã tìm tiểu kỹ và chuẩn bị trước một năm khi nộp đơn học cao học vào ĐH Quốc gia Singapore.
“Khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là vấn đề đầu vào của ĐH này đòi hỏi rất là cao, chưa kể phải qua hai vòng phỏng vấn, xét duyệt hồ sơ và một bài kiểm tra đầu vào. Cũng may là từ trước đó mình đã tìm hiểu và chuẩn bị rất kỹ về tiếng Anh trong khoảng thời gian dài nên mọi việc đều được thuận lợi” – Cảnh nói.
Nguyễn Thị Hoàng Dương nhận học bổng toàn phần bậc phổ thông tại New Zealand, học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc, học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ tại ĐH Cambridge (Anh Quốc).
Chương trình Mentor & Mentee
Dương chia sẻ kinh nghiệm: “Mẹ là giáo viên nên luôn quan tâm việc học của và muốn mình học tốt tất cả các môn chứ không thiên về môn học nào. Đây là điều rất quan trọng khi tìm học bổng cũng như khi học ở nước ngoài.
Các bạn hãy làm tốt những gì các bạn đang làm trong hiện tại bởi thành tích mà các bạn đạt được bây giờ sẽ là yếu tố quyết định cho ngày mai. Tôi rất thích câu: bạn có thể làm việc chăm chỉ mà không có kết quả nhưng bạn không thể nào đạt được kết quả nếu bạn không làm việc”.
Tương tự, Bùi Lê Diễm Trang cho biết: trước khi nộp hồ sơ học bổng, nhất là học bổng tiến sĩ, ứng viên cần có quá trình chuẩn bị, có thực tế, có nghiên cứu trước vấn đề, học bổng tiến sĩ chỉ là bước phát triển thêm nghiên cứu đã có, như thế sẽ dễ thuyết phục người cấp học bổng.
“Ngoài bảng điểm tốt ứng viên phải viết được bài luận thuyết phục. Trong lĩnh vực mình dự định xin học bổng, mình đã làm, đã học được gì và sẽ làm gì trong tương lai, mục đích cần được nêu cụ thể, phương hướng tương lai. Nhiều bạn viết chung chung sẽ khó thuyết phục được người trao học bổng” – chị Trang nói thêm.
Không chỉ có kết quả học tập tốt, tiếng Anh của người tìm học bổng – nhất là kỹ năng viết bài luận cũng phải được rèn luyện. Võ Đăng Khoa chia sẻ: cần phải rèn luyện kỹ năng viết bài luận để thuyết phục người cấp học bổng. Mục tiêu trong bài luận phải rõ ràng, phải nói được ý nghĩa của ngành học đối với mình, những kỹ năng bản thân, làm sao để hồ sơ mình không gượng ép.
MINH GIẢNG