23/04/2017 | 09:09

Sứ mệnh, Tầm nhìn phát triển và các giá trị cốt lõi của trường Đại học Ngoại thương

Đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ;

+ Sứ mệnh   

Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

+ Tầm nhìn phát triển

Đến năm 2030, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học tự chủ, theo định hướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực. Trường bao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội, các phân hiệu đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài.

+ Các giá trị cốt lõi của trường Đại học Ngoại thương

Chất lượng – Hiệu quả  Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiện đại

* CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

- Các mục tiêu chiến lược

Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trường Đại học Ngoại thương đạt được các mục tiêu sau:

-  Mục tiêu chiến lược 1: Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của trường Đại học Ngoại Thương:

  • Phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, được công nhận là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về chất lượng và danh tiếng và nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực;
  • Xác lập đẳng cấp và củng cố đẳng cấp của trường cũng như của từng bộ phận chuyên môn, từng lĩnh vực đào tạo của trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới;
  • Các chương trình đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tương thích với chương trình của các trường trong khu vực và trên thế giới, được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực và thế giới;
  • Giữ vững truyền thống, thu hút sinh viên đầu vào có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao;
  • Thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ giảng dạy. Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Mục tiêu chiến lược 2: Đáp ứng linh hoạt yêu cầu nguồn nhân lực theo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

  • Đa dạng hoá các ngành đào tạo, phát triển các ngành đào tạo mới;
  • Đa dạng hoá các phương thức đào tạo, mở rộng hình thức đào tạo liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, và các tổ chức trong và ngoài nước khác;
  • Nâng cao khả năng thực hành trong các chương trình đào tạo trên cơ sở gắn kết nghiên cứu với đào tạo và gắn kết đào tạo với thực tiễn;

-     Mục tiêu chiến lược 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu vào năm 2030:

  • Củng cố và nâng cao thế mạnh nghiên cứu của trường, đặc biệt là về thương mại quốc tế, thông qua việc thành lập một trung tâm hay viện nghiên cứu  về thương mại quốc tế;
  • Tăng cường mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt với các trường đại học và các viên nghiên cứu nước ngoài;
  • Phối hợp với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu liên quan đến việc hoạch định chính sách, và có tính ứng dụng cao;
  • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu;
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ nghiên cứu;
  • Xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học hợp lý.

Mục tiêu chiến lược 4: Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, và đảm bảo  khả năng phát triển bền vững của nhà trường:

  • Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả;
  • Xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại;
  • Xây dựng hệ thống thư viện, tư liệu giảng dạy và học tập;
  • Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy tích hợp, tập trung và hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và giảng dạy.

Mục tiêu chiến lược 5: Phát triển văn hóa Đại học Ngoại thương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế:

  • Xây dựng và phát triển văn hóa Đại học Ngoại Thương;
  • Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp, đoàn kết, xây dựng trường trở thành một môi trường làm việc lý tưởng cho cán bộ, giảng viên;
  • Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa giảng viên, cán bộ với sinh viên, nhằm tạo dựng một môi trường học tập và nghiên cứu lý tưởng cho sinh viên;
  • Xây dựng mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên và với cựu sinh viên, nhằm hình thành một mạng lưới sinh viên Đại học Ngoại thương nhằm chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau;
  • Xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng trong phối hợp đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên ra trường;
  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo, nghiên cứu của đại học ngoại thương;
  • Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực