06/09/2017 | 20:43

Giới trẻ Việt thi nhau đi Úc học ngành Du lịch - khách sạn, đâu là lý do?

Ngành du lịch – khách sạn chính thức phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Sức hấp dẫn của ngành công nghiệp không khói này mang đến cho các bạn trẻ nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn so với khối ngành kĩ thuật của những năm 1990. Tỷ lệ thuận với sự phát triển là sự cạnh tranh nhân lực rõ rệt, điều này cũng khiến cho nhiều bạn có ý muốn cải thiện năng lực bản thân bằng con đường du học, và Úc là lựa chọn của đông đảo học sinh Việt Nam, khiến cho số lượng các bạn thi nhau đi Úc học ngành Du lịch – khách sạn ngày một gia tăng.

Úc là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên Thế giới, bên cạnh đó là môi trường sống trong lành, cùng nhiều chính sách xã hội đáng mơ ước, riêng những điều này thôi đã khoenes Úc trở thành điểm đến du học lý tưởng cho đông đảo sinh viên quốc tế từ nhiều quốc gia khác nhau tìm đến. Thế nhưng trong số các ngành đang được lựa chọn nhiều nhất tại Úc, ngành Du lịch – khách sạn lại luôn nằm trong top đầu và vẫn đagn có xu hướng gia tăng, vậy đâu là lý do? Phải chăng ngành này thực sự có triển vọng đến như vậy?

1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ

Năm 2016 là năm đánh dấu bước phát triển ngoạn mục của ngành Du lịch – Khách sạn Úc. Theo báo cáo của Austrade, tính đến cuối tháng 9 năm 2016, lượng khách du lịch đến Úc tăng 11% (tương đương 7.4 triệu lượt người) và ở lại qua đêm tăng 4% (251 triệu lượt người) so với năm trước đó, mang về cho ngành du lịch nước này hơn 38.8 tỷ AUD, tăng 11% (tương đương 4 tỷ USD). Đây là mức chi tiêu du lịch cao đáng kể so với suốt một thập kỷ trước. Dự kiến, ngành này sẽ tiếp tục phát triển với dự báo chi tiêu du lịch vào năm 2020-2021 sẽ đạt 162 tỷ AUD, cao hơn mục tiêu của Chính phủ đề ra trước đó ở mức 115-140 tỷ AUD và số lượng khách quốc tế sẽ tăng lên 10 triệu người trong giai đoạn 2023 – 2024.

Trong giai đoạn 2015 – 2016, Ngành Du lịch đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 580,200 lao động, tương đương với 4.9% tổng lao động của toàn nước Úc. Xét về mặt quy mô, lực lượng lao động trong ngành Du lịch đang lớn hơn ngành Khai mỏ (227,800 lao động), nông nghiệp (312,600 lao động) và các ngành dịch vụ khác (144,000 lao động). Xét về tốc độ tăng trưởng, nhân sự ngành Du lịch đang tăng một cách nhanh chóng, tăng tới 6,800 lao động so với 1 năm trước (2014-2015) và hơn 60,000 lao động so với thập kỷ trước. Tuy vậy, những con số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân sự của ngành Du lịch trên toàn nước Úc

Việc cần một số lượng lớn nhân lực ngành Du lịch trên toàn nước Úc trong tương lai đã mang đến những triển vọng nghề nghiệp không thể tốt hơn cho các bạn sinh viên quốc tế, điều này là dễ hiểu và cũng tác động lớn đến quyết định lựa chọn ngành này cho lộ trình phát triển nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ trên đất nước Kangaroo tươi đẹp.

2. Cơ hội việc làm trên toàn cầu

Nói đến du học ngành Du lịch Khách sạn, Úc được coi là một trong những quốc gia đứng đầu về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết chuyên sâu, năng lực vững vàng, được các nhà tuyển dụng lớn đánh giá cao. Chính vì thế nếu muốn có cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài nổi tiếng ngành Quản trị Du lịch Khách sạn thì Úc chính là điểm đến lý tưởng để du học.

Sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học Úc, các bạn sinh viên có thể quay về Việt Nam xin việc, hoặc ở lại Úc định cư hay nộp đơn tại các Tập đoàn lớn trên toàn thế giới. Vì các quốc gia như: Mỹ, Thuỵ Sỹ, Canada,… là những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng rất coi trọng những công việc liên quan đến “ngành công nghiệp không khói” này. Như vậy cơ hội việc làm cho ngành Quản trị Du lịch Khách sạn rất rộng mở và hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.

3. Chương trình thực tập hưởng lương hấp dẫn

Không phải quốc gia nào cũng áp dụng mô hình học đi đôi với hành như Úc, và tất nhiên không phải ngành nghề nào cũng áp dụng được mô hình này. Bởi đặc thù của ngành, Du lịch – khách sạn là một lĩnh vực mà khi học, các bạn sẽ có cơ hội thực tập với mức lương hấp dẫn tại nhiều cơ sở uy tín.

Úc rất xem trọng việc thực hành và tích lũy kỹ năng thực tế dựa trên lý thuyết đã học. Vì vậy các trường cao đẳng, đại học và học viện ở Úc thường xuyên liên kết với các tập đoàn lớn, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, thực tế ngay từ khi còn là sinh viên. Trong quá trình học tập, hầu hết các trường ở Úc đều có chương trình thực tập hưởng lương trong thời gian 6 -9 tháng (12 tháng đối với trường Blue Mountain International Hotel Management School) với mức lương thực tập tối thiểu là $AUD 17.25/h, tổng mức lương dao động từ $AUD12,000- $AUD30,000 tại các khách sạn hàng đầu của Úc. Điều này sẽ giúp bạn chi trả phần nào chi phí du học của mình, đồng thời giúp bạn có trải nghiệm và tăng kinh nghiệm tích lũy cho bản thân. Ngoài ra, qua chương trình thực tập hưởng lương này, sinh viên sẽ cải thiện được khả năng giao tiếp, thuyết phục và tiếng Anh.

Bên cạnh đó, sau khi học xong khóa học, sinh viên có cơ hội ở lại Úc 2-3 năm để làm việc. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các bạn có kế hoạch định cư lâu dài tại Úc.

4. Nhiều trường đại học danh giá đào tạo Ngành Du lịch Khách sạn

Nước Úc nổi tiếng về phát triển du lịch và đào tạo nhóm ngành Du lịch – Khách sạn. Hàng năm, lượng khách du lịch tới Úc rất cao. Sinh viên tại Úc có nhiều cơ hội để học tập và thực hành. Quá trình học của sinh viên được lồng ghép với quá trình thực tập, sinh viên được áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế tăng kinh nghiệm và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết cho sự nghiệp sau này như: giao tiếp, quản lý tài chính, kế toán, nhân sự, marketing, dịch vụ khách hàng, khả năng lãnh đạo và điều hành khách sạn…

Sinh viên có thể lựa chọn nhiều hình thức học tập đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân. Các bạn có thể theo học các chương trình cấp chứng chỉ, cao đẳng, cao đẳng nâng cao, đại học và thạc sĩ khi theo học ngành Quản trị Du lịch Khách sạn tại Úc.

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực