04/01/2018 | 08:39

Cơ hội tuyển dụng “vàng” dành cho sinh viên

Nhìn vào những yêu cầu tuyển dụng nghiêm ngặt của nhiều doanh nghiệp hiện nay, có lẽ hầu hết các sinh viên đều cảm thấy thiếu tự tin với các tiêu chí và kinh nghiệm đòi hỏi phải có trong quá trình đào tạo. Các doanh nghiệp luôn cho rằng, họ bắt buộc phải làm vậy vì số lượng rất lớn những sinh viên tốt nghiệp còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ứng viên có kết quả học tập rất tốt, thậm chí là có những kinh nghiệm cơ bản nhưng cũng bị “đốt hồ sơ” ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên vì không đáp ứng được các yêu cầu về thái độ, tố chất cũng là những kĩ năng mềm cần thiết. Vậy cơ hội tuyển dụng đối với sinh viên có còn rộng mở?

Thách thức vào nghề

Như đã đề cập ở trên, thách thức chủ yếu cho những sinh viên mới ra trường đó là ít kinh nghiệm làm việc hoặc thiếu những kĩ năng mềm, đây là điều gây khó khăn ít nhiều cho sinh viên khi muốn thể hiện với nhà tuyển dụng nhận thấy được tất cả các kỹ năng mà họ có cũng như trở thành rào cản đối với tiềm năng  cơ hội nghề nghiệp  của họ.

Cơ hội tuyển dụng “vàng” dành cho sinh viên

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển dụng chấp nhận vào làm việc là phải thể hiện được khả năng và kĩ năng của mình chỉ trong cuộc phỏng vấn với các tuyển dụng viên.

Bên cạnh đó thì chìa khóa vàng giúp bạn mở ra cánh cửa của sự thành công và có thể vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng mềm cái mà sẽ giúp bạn bộc lộ hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên ngành để nhà tuyển dụng nhận thấy rằng bạn có thể đảm nhận được vị trí tuyển dụng. Một công việc bán thời gian hay thực tập khi còn đi học là những yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm ấn tượng trước nhà tuyển dụng. Thậm chí những trải nghiệm đi làm tình nguyện hay tham gia những câu lạc bộ trường cũng là cách giúp bạn thể hiện được khả năng mà nhà tuyển dụng đang chờ đợi và tìm kiếm.

Có thể bạn là một sinh viên khá cần mẫn trên lớp trên trường, nhưng chỉ bấy nhiêu đó thôi thì chưa đủ để giúp bạn lấy được cơ hội nghề nghiệp tốt. Điều mà các nhà tuyển dụng yêu cầu khi phỏng vấn các nguồn lao động là kinh nghiệm, nhưng với các bạn sinh viên mới ra trường thì phần lớn các bạn không thể nào đáp ứng được điều này.

Thách thức vào nghề

Chia sẻ về kĩ năng mềm và tầm quan trọng của nó

Nhưng như vậy nó không có nghĩa là không có cơ hội nào cho bạn để chứng tỏ với nhà tuyển dụng. Không có kinh nghiệm thì bạn hãy thể hiện khả năng ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trong giao tiếp của mình. Công việc thực tế mà bạn sẽ làm không phải là những công thức, những nguyên lý trên sách vở mà nó là cả một thế giới bao la ðòi hỏi bạn phải có những kỹ năng mềm để thích nghi với nó. Dưới đây là một số kỹ năng mềm có thể giúp bạn đến gần hơn với giấc mơ đi đến thành công của mình bao gồm:  Khả năng thích nghi nhanh với công việc áp lực cao; Khả năng ứng biến và kiên trì; Kĩ năng cập nhật chọn lọc thông tin;  Kĩ năng tự quản lí thời gian;  Kĩ năng giao tiếp nói trước công chúng;  Kỹ năng xử trí giải quyết mâu thuẫn; Kỹ năng nắm bắt và truyền đạt thông tin; Kỹ năng về công nghệ phần mềm; Khả năng lãnh đạo và quản trị; Khả năng làm việc nhóm hợp tác cùng đồng đội; Khả năng làm việc độc lập tự chủ…

Ngừng mơ và sống thực

Khi cánh cổng đại học chào đón bạn thì đó cũng là lúc , bạn càng hạnh phúc bao nhiêu khi đạt được mục tiêu sau 12 năm đèn sách thì bạn lại thất vọng bấy nhiêu khi bước chân ra trường thất nghiệp. Vậy nguyên nhân do đâu?

Bạn quá tự đắc về bản thân cũng như tấm bằng cử nhân

Bạn ra trường với những tấm bằng của trường danh giá, nổi tiếng và bạn suy nghĩ rằng nhiều doanh nghiệp sẽ mời bạn vào làm cho họ.  Nhưng thực tế sự thực đã nằm ngoài sự tưởng tượng của bạn. Rất nhiều các cử nhân ra trường thuộc những trường đại học nổi tiếng lại không tìm cho mình được một chỗ làm việc vững chắc và đối mặt với nguy cơ thất nghiệp dài dài. Thậm chí hiện nay có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ còn đi làm công nhân phổ thông với mức lường khá là “nhỉn”.

Bạn quá tự đắc về bản thân cũng như tấm bằng cử nhân

Bằng đại học không phải là tất cả

Tình trạng này cũng là vấn nạn của rất nhiều của sinh viên mới ra trường thiếu khả năng nhận thức về nền giáo dục và định hướng cơ hội nghề nghiệp. Họ vướng vào suy nghĩ đề cao tiêu chuẩn sống, coi trọng tấm bằng cử nhân chứ không hề suy nghĩ về giá trị kiến thức thực sự của tấm bằng đại học đó. Do đó, các nhà tuyển dụng trở nên “e dè” hơn khi chọn người qua tấm bằng cử nhân. Tất cả họ muốn là giá trị đích thực mà thế hệ sinh viên ra trường đóng góp vào doanh nghiệp như thế nào mà thôi.

Thiếu kỹ năng, thái độ làm việc

Một trong những vấn đề chính của sinh viên mới ra trường đó là thiếu kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Bạn đã quen thuộc với cuộc sống sinh viên vô ý thức vô kỷ luật về thời gian. Sau khi ra trường, bạn lại vẫn áp dụng những thói quen đó khi đi làm việc thì đó là một trong những lý do xứng đáng để bạn bị liệt kê vào hàng ngũ những người thất nghiệp.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp  cùng những kỹ năng thành thạo là điều mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Các thế hệ sinh viên trẻ sau khi ra trường dường như chưa sẵn sàng nhận lấy công việc mới và vẫn giữ thói quen trong đời sống thường ngày áp dụng vào công việc nên tình trạng bị sa thải sớm muộn là điều không thể tránh khỏi.

Thiếu tính tự giác, tự lập, luôn mong chờ vào những “cửa sau”

Rất nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được cha mẹ định hướng vào làm tại công ty này, doanh nghiệp kia sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, thái độ của họ luôn ỷ lại các bậc phụ huynh và cứ thế dựa dẫm và đi theo khuôn khổ đã định sẵn. Nhưng không phải sinh viên nào cũng được may mắn như vậy. Nhiều sinh viên thiếu năng nổ, thích dựa dẫm trong quá trình học tập. Họ lao vào những cuộc ăn chơi, kết quả học tập luôn ở mức trung bình thấp, và khi ra trường họ lại trông chờ dựa dẫm vào bố mẹ, người thân, những chỗ quen biết để xin được chỗ làm việc. Nhưng khi không thích nghi được với nhu cầu việc làm cao và trách nhiệm ấy, họ lại trở về thế trạng ban đầu, bế tắc và than trách mọi người xung quanh định hướng sai, nền giáo dục không đủ chất lượng....

Thiếu tính tự giác, tự lập, luôn mong chờ vào những “cửa sau”

Sinh viên tốt nghiệp hoang mang và hoàn toàn thiếu tự tin

Cũng có nhiều sinh viên “mọt sách”, suốt ngày chỉ biết ghì đầu vào những quyển sách chuyên ngành và đạt được điểm loại giỏi, xuất sắc trong học tập. Nhưng đáng tiếc thay, kết quả học tập tại trường đào tạo chỉ đánh giá một phần năng lực làm việc mà chưa thấy được những kỹ năng cần thiết trong công việc mà họ ứng tuyển. Vì thế đâm ra chán nản, đổ vỡ và luôn đổ lỗi cho xã hội bảo thủ, tiêu cực.

Có một vấn đề chung của những sinh viên trên là chưa nhận thức được rằng: Xã hội đang coi trọng yếu tố thực hành hơn lý thuyết; coi sự chủ động, tự giác, kỹ năng tốt là yếu tố cần thiết mấu chốt cho việc tuyển chọn nhân tài. Đừng bao giờ ngồi đótrông chờ vào sư giúp đỡ của các mối quan hệ quen biết mà trở nên ngu dốt. Hãy chủ động trong mọi vấn đề để gặt lấy được thành quả tốt đẹp, mà cụ thể đó chính là cơ hội nghề nghiệp tương lai.

Tình trạng sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng không kết nối được với nhau

Phải thừa nhận rằng một trong những yếu tố của việc làm đó chính là may mắn. Có rất nhiều người giỏi có thể làm được nhiều việc nhưng họ lại không cảm thấy thỏa mãn và tìm thấy niềm vui trong công việc hiện tại, do đó đâm ra chán nản và thay đổi công việc liên tục. Họ khó có thể kiếm được một doanh nghiệp hoặc công ty nào phù hợp với khả năng của mình và vô định hướng lãng phí tài năng bản thân trong thời gian thất nghiệp bế tắc.

Trong khi đó rất nhiều các doanhh nghiệp lại đang săn lùng nhân tài mà lại không tìm đâu ra được người đáp ứng khả năng của công việc. Cho nên cử nhân đang thất nghiệp thì nhiều mà bảng thông báocơ hội tuyển dụng vẫn cứ “rao” dài dài. Tình trạng không kết nối được lẫn nhau dẫn đến nhiều tình trạng thất nghiệp trở nên bế tắc và các doanh nghiệp cũng phải “treo não” vì bài toán tìm người tài phù hợp vị trí công việc.

Chìa khóa vàng mở cửa tương lai

Để có thể nắm chắc được phần thắng cơ hội nghề nghiệp từ nhà tuyển dụng, ngay từ những bước đi đầu tiên sau khi tốt nghiệp phổ cập bậc trung học phổ thông, thí sinh phải có cái nhìn và nhận thức về tốt chất bản thân, đánh giá lượng kiến thức và tình hình nhu cầu lao động của xã hội. Một số yếu tố bao gồm:

  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp vàcơ hội tuyển dụng tại tất cả các cấp độ khả thiTrên thực tế, không phải bất kỳ ai sinh ra cũng làm giám đốc, kỹ sư hoặc bác sỹ. Cũng như vậy, xã hội phát triển luôn luôn đòi hỏi người lao động tại mọi cấp độ từ đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề…Khi đánh giá nhu cầu nghề nghiệp, sinh viên nên xem xét toàn bộ nhu cầu cần thiết tại tất cả các cấp độ.

Ví dụ một bạn tốt nghiệp trung cấp rất khó xin việc làm nhân viên văn phòng. Tuy nhiên nếu bạn đấy được định hướng trở thành nhân viên bán hàng tại cửa hàng chuyên nghiệp,bạn đấy có thể có mức lương rất tốt trong vòng 3-4 năm. Các bậc phụ huynh cũng như các  nhà tuyển sinh hàng đầu  cần nhìn nhận thực tế về năng lực, tố chất để lựa chọn các mức độ giáo dục phù hợp cho thế hệ trẻ.

Những sinh viên thành công cũng con đường tương lai “rực rỡ”

Những sinh viên thành công cùng con đường tương lai “rực rỡ”

  • Xem xét các dự báo nguồn nhân lực lao động xã hội: dự báo nguồn nhân lực dựa trên các nghiên cứu khoa học và thăm dò khảo sát nguồn thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động. Ngoài ra các thông tin này còn hoàn toàn mang tính chất miễn phí giúp cho xã hội và các bạn sinh viên định hướng phát triển nghề nghiệp. Các bậc phụ huynh và các em học sinh sinh viên có thể tham khảo tỉ lệ ngành nghề trong xã hội thông qua những  web tuyển sinh  hoặc qua công tác  tư vấn tuyển sinh trực tuyến  được tổ chức mỗi định kì.
  • Đánh giá nhu cầu nguồn lao động tại các vùng miền khác nhau trong phạm vi cả nước: Các ngành nghề phân bổ khác nhau và không đều giữa các vùng miền. Tùy theo các yếu tố tự nhiên và các chương trình đầu tư phát triển của chính phủ, các dự án tiềm năng từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp, mỗi tỉnh sẽ có các yêu cầu về nguồn nhân lực khác nhau.
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước: Nền kinh tế của quốc gia cần hòa nhập với nền kinh tế quốc tế. Các ngành có lợi thế cạnh tranh cao sẽ có tương lai khi đầu ra các ngành này tập trung nhiều đối với nền kinh tế thế giới. Các ngành như gia công phần mềm, thủy sản, chế biến nông sản, dệt may…là những ngành trọng điểm và mũi nhọn của Việt Nam khi gia nhập vào các tổ chức thương mại, hòa nhập với kinh tế thế giới. Các ngành, nghề liên quan tới các lĩnh vực này sẽ có tương lai phát triển lâu dài.
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp dựa trên sự thay đổi nền kinh tếđộng lực và mục tiêu phát triển của xã hội thay đổi từ nền nông nghiệp sản xuất, tay nghề thủ công sang công nghiệp hóa, hiện đai hóa, tiến tới nguồn lao động tri thức sáng tạo. Vì vậy những nghề nghiệp thuộc tri thức và sáng tạo sẽ phát triển tốt trong thời gian tới.
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp dựa trên thay đổi của xã hội: Các yếu tố từ xã hội quyết định rất nhiều tới nhu cầu nghề nghiệp. Các yếu tố xã hội quan trọng như hiện trạng đô thị hóa di dân từ nông thôn lên các thành phố lớn, tỉ lệ dân số trẻ ngày càng tăng cao, tốc độ đô thị hóa tăng mạnh…đã tạo ra nhiều ngành nghề mới và đồng thời ảnh hưởng tới những ngành nghề cũ. Trong khi đó, xu hướng của nền kinh tế đang chuyển dần sang các ngành dịch vụ.   

Trải nghiệm hoạt động xã hội cùng sinh viên

Trải nghiệm hoạt động xã hội cùng sinh viên

Bên cạnh các bước đánh giá khách quan và cụ thể để chuẩn bị ngay từ lúc bắt đầu cho hành trình tìm kiếm và xác định cơ hội việc làm cũng như con đường tương lai, các bạn cũng nên xem xét đến các chương trình quảng cáo khóa học đạo tạo bổ trợ những kĩ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu, các chương trình tìm khóa học giảm giá để có thể giảm bớt áp lực tài chính ở bản thân và gia đình bạn.

Nếu bạn còn đang băn khoăn về khả năng cũng cũng như những khóa học thật sự chất lượng và phù hợp với thực lực cá nhân, hiện tại cũng có sư xuất hiện của một số trang mạng trực tuyến có thể hỗ trợ bạn trong công tác về  dịch vụ tìm thí sinh . Bạn có thể hoàn toàn yên tâm và chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng về quá trình đạo tạo giảng dạy xuyê n suốt những khóa học, vì đội ngũ đào tạo đã được lien kết với nhà tuyển dụng và hơn hết, họ hiểu bạn muốn gì và đào tạo theo hướng như thế nào là hoàn toàn chính xác và đem lại lợi ích tối đa cho bạn trên hành trình chinh phục nhà tuyển dụng và cơ hội việc làm.

Tóm tại, cơ hội từ nhà tuyển dụng là những chìa khóa vàng và có hạn. Do đó, để có thể nắm bắt được một cách có lợi và đúng thời cơ, bạn phải có kế hoạch và phương hướng mục tiêu để đào tạo và nâng cao trình độ cũng như kiến thức của bản thân ngay từ những bước đầu tiên cho con đường tương lai.

Tags:

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực