15/05/2017 | 13:20

Lời khuyên về lựa chọn nguyện vọng đăng kí xét tuyển ĐH - CĐ 2017

Từ ngày 01 - 20/04/2017 là thời gian thí sinh đăng kí dự thi THPT quốc gia và đặc biệt hơn là đăng kí xét tuyển ĐH - CĐ. Trong mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép tất cả các thí sinh đăng kí không giới hạn nguyện vọng xét tuyển.

Hơn nữa, Bộ cũng cho phép thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng xét tuyển một lần sau khi biết điểm thi THPT quốc gia. Mặc dù, Bộ quy định như vậy nhưng không phải thí sinh có thể đăng kí nguyện vọng tràn lan, tùy tiện được. Trước tình hình như vậy, các chuyên gia có lời khuyên về việc lựa chọn nguyện vọng cho các thí sinh như sau:

1. Nên ưu tiên đăng ký những ngành mình yêu thích

Theo PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục  khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT: "Nguyên tắc khi đăng ký là thí sinh chỉ nên đăng ký những ngành mà mình yêu thích, tránh trường hợp đăng ký xong, trúng tuyển nhưng cuối cùng lại không đi học. Phải chọn thật cẩn thận, cân nhắc từng nguyện vọng”.

Cũng theo ông Nghĩa, các thí sinh không cần đăng ký đến nguyện vọng thứ “n”, mà nên cân nhắc chọn trường, ngành phù hợp nhất.

"Thí sinh nên ưu tiên những  ngành, trường mà mình yêu thích lên trước thay vì những nguyện vọng chắc ăn để tránh trường hợp dù đủ điểm nhưng lại không đỗ vì không dám đăng ký", PGS. TS Trần Văn Nghĩa đưa lời khuyên.

2. Không nên tận dụng tối đa số nguyện vọng

Về việc có nên đăng ký nhiều nguyện vọng hay không, TS Vũ Viết Bình, Trung tâm khảo thí ĐHQG Hà Nội khuyên thí sinh không nên cố tận dụng tối đa nguyện vọng, mà cần có sự tìm hiểu kỹ, có đầy đủ thông tin và tập trung lựa chọn một hướng đi mà mình thấy chắc chắn nhất.

“Năm nay, thí sinh được đăng ký đến n nguyện vọng nhưng đam mê chỉ có một, thích thì nhiều nhưng không nên thích đến vô hạn. Như thế sẽ không tập trung”, TS Vũ Viết Bình nói.

Một điểm thí sinh cần ghi nhớ, lệ phí xét tuyển ĐH - CĐ năm nay là 30.000 đồng/nguyện vọng. Vì thế, nếu thí sinh đăng ký nguyện vọng tràn lan, không cân nhắc sẽ chỉ gây tốn kém tiền lệ phí xét tuyển và tự làm khó bản thân khi muốn điều chỉnh nguyện vọng.

BQT THIQUỐCGIA

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực