Hành trang du học - Những điều kiện cơ bản cần biết khi có ý định du học
Đầu tiên là thủ tục du học
Về tài chính, trong quá trình học tại nước ngoài, bạn sống một mình và không có gia đình làm chỗ dựa, tài chính vô cùng quan trọng, vì thế nhất thiết bạn phải có đủ tiền học và tiền ăn trong ít nhất một năm. Bạn có thể nói rằng một số nước cho phép sinh viên làm thêm để kiếm thêm thu nhập, nhưng nguồn thu nhập này không thể trang trải toàn bộ các chi phí lớn như tiền học, tiền nhà, tiền ăn trong một năm.
Về hồ sơ du học
Khi bạn đã chọn xong trường và đất nước sẽ theo học, việc tiếp theo là thực hiện hồ sơ từng bước một. Ngoài điều kiện IELTS, bạn phải photo công chứng học ba tốt nghiệp cấp ba, giấy chứng nhận học bổng (nếu có) cùng với giấy tờ chứng minh tiền mặt trong tài khoản và tài sản gia đình bạn có. Việc tiếp theo là lên trang web của trường download mẫu "Application form" và điền đủ mọi thông tin cần thiết. Sau khi bạn gửi toàn bộ những giấy tờ này cho trường học bên kia, họ sẽ gửi cho bạn một lá thư gọi là “Unconditional letter” và giấy chứng nhận bạn được chấp nhận vào ngành học đó. Bước tiếp theo sẽ là hoàn thành một số thủ tục xin visa du học.
Ví dụ như ở Anh, việc làm thêm lương không chỉ thấp mà còn giới hạn về thời gian, nếu bạn làm quá 20 giờ một tuần, bạn chắc chắn phải đóng thuế cho chính phủ. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì các trường Đại học nước ngoài thường chia kì để đóng tiền học, thêm vào đó như đã đề cập phía trên, bạn hoàn toàn có thể xin sự trợ giúp từ văn phòng tài chính của trường.
Về vấn đề ngoại ngữ
Ngoại ngữ là công cụ quan trọng nhất giúp bạn có tấm vé đi du học trên thế giới, vì vậy học tốt ngoại ngữ và thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là việc bạn phải ưu tiên hàng đầu. Đối với du học các nước nói Tiếng Anh như Úc và Anh, điều kiện IELTS cho bậc đại học thấp nhất là 6.0 và 6.5 cho cao học. Đối với Mỹ, điểm TOEFL iBT đạt từ 80 trở lên và điều kiện cần của một số trường là bằng SAT. Bạn nên chuẩn bị trước tiếng Anh để đi du học, đặc biệt là tiếng Anh học thuật.
Ngoài ra, còn một điểm nữa cần lưu ý dành cho các bạn có dự định đi du học tại Anh, Úc, New Zealand: Chương trình trung học của các nước này và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được thiết kế khác nhau. Sinh viên Anh sau khi hoàn thành trung học đã trải qua tổng cộng 13 năm nghiên cứu, học tập trong khi sinh viên Việt Nam chỉ có 12 năm tại trường. Để có thể chuyển tiếp lên Đại học tại Anh, sinh viên Việt Nam cần phải hoàn thành một khóa “Dự bị Đại học”. Khóa học này sẽ mang lại cho sinh viên tiếng Anh và các kỹ năng cần thiết cho chương trình cử nhân.
Về mặt tư tưởng khi đi du học
Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng du học là một thiên đường của sự tự do và là miền đất hứa hạnh phúc. Cuộc sống và học tập ở đâu luôn có những có khăn riêng tồn tại và đề thành công bạn phải biết cách vượt qua những khó khăn đó. Bạn phải nhớ rằng sống xa gia đình nghĩa là mình phải tự lập mọi thứ, từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ và xử lí mọi công việc, bài tập trên lớp cùng lúc. Thêm vào đó, bạn còn phải giải quyết nỗi buồn nhớ nhà, nhớ bố mẹ và người thân trong khoảng thời gian đầu ở nơi đất khách.
Đừng bao giờ nản chí, bạn chắc chắn sẽ có những người bạn tốt mà bạn không ngờ tới, đặc biệt họ lại là những bạn đến từ những nơi khác nhau, khác ngôn ngữ, khác màu da và phong tục. Cuối cùng, nếu chẳng may bị trượt một vài môn học? Đừng hoảng sợ, hãy thành thực nói cho gia đình biết, bình tĩnh xem lại vấn đề vì sao bạn lại bị trượt, gặp tutor (người hướng dẫn) và xin lời khuyên từ họ, hãy thay đổi cách học từ thụ động sang chủ động và tự học luôn phải chiếm phần lớn thời gian của bạn.
Trong trường hợp bố mẹ gửi tiền sang cho bạn, khi chi tiêu bất kỳ thứ gì, hãy ghi ra rõ ràng ngày, tháng, tiêu vào việc gì và phải điều chỉnh chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý nhất. Khó khăn tiếp theo là bạn bè ở nhà lệch múi giờ nên không thể nói chuyện với bạn hàng ngày trong khi đó bạn bè bên này lại chưa có hoặc khó để chơi thân.
Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn!
Du học Á-Âu