27/07/2017 | 18:10

FUNiX chia sẻ kinh nghiệm đào tạo Online tại Hội thảo về giáo dục từ xa

Được đánh giá là một trong những đơn vị đào tạo Online mạnh hiện nay, FUNiX đã có nhiều chia sẻ về hoạt động phát triển học liệu và liên kết doanh nghiệp với các đơn vị giáo dục từ xa khác trên toàn quốc.

Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới” đã diễn ra sáng 21/4 tại Hà Nội. Chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá tình trạng giáo dục từ xa hiện nay của Việt Nam so với khu vực và trên thế giới, đồng thời đề xuất các phương án nâng cao chất lượng và chia sẻ phương án giáo dục giữa các trường đang tham gia đào tạo hình thức này. Tham gia Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cùng gần 20 cơ sở giáo dục khắp cả nước.

_MG_2172

Tại hội thảo các đại biểu đều khẳng định đào tạo từ xa có nhiều giá trị tối ưu và vận động theo sự phát triển của thế giới. “Giáo dục từ xa là xu hướng tất yếu, Nếu cố tình không thực hiện thì chắc chắn CNTT sẽ bỏ qua nước ta” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Với đặc điểm cơ bản là không tiếp cận người học thường xuyên mà sử dụng hệ thống học liệu làm phương pháp đào tạo chính, vì thế chất lượng học liệu là điều cần được quan tâm. Tại phiên thảo luận về quy trình đào tạo và công nghệ đào tạo của giáo dục từ xa, Thạc sỹ Nguyễn Quyết – cán bộ phòng Phát triển chương trình Đại học trực tuyến FUNiX đã chia sẻ với Hội thảo về hoạt động xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến tại đây.

Theo đó, với đặc thù là đơn vị giáo dục ngoài công lập gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, cụ thể là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, FUNiX xây dựng học liệu theo phương pháp chuẩn CDIO. Đây là chương trình được thiết kế bám sát yêu cầu doanh nghiệp về chất lượng nhân sự đồng thời dựa trên chương trình của những đơn vị đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực. Để làm được điều này, FUNiX  tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp (FPT Software) và đơn vị đào tạo chính là ĐH FPT, bản thân đối tác xây dựng học liệu của FUNiX chính là FPT Software.

Thạc sỹ Nguyễn Quyết - Đại diện phòng Phát triển chương trình FUNiX chia sẻ về việc phát triển học liệu Online của trường.

Thạc sỹ Nguyễn Quyết (ngoài cùng bên trái)- Đại diện phòng Phát triển chương trình FUNiX chia sẻ về việc phát triển học liệu Online của trường.

Học liệu của FUNiX lấy từ các đơn vị đào tạo uy tín về công nghệ phần mềm đã được thế giới công nhận như Harvard, Stanford, Udemy, Coursera…được chắt lọc, biên tập sắp xếp hợp lý với nhu cầu doanh nghiệp. Học liệu của FUNiX được chọn lọc từ gần 500 khóa MOOC khác nhau trên thế giới để chọn ra khoảng 30 học liệu phù hợp với mục đích đào tạo.

Hơn nữa, trong quá trình học tại FUNiX, học viên được các mentor là những chuyên gia đang làm việc trong ngành hỗ trợ trực tiếp 1 – 1 trong quá trình học,  từ đó doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với sinh viên thường xuyên, hiểu rõ khả năng của các bạn trong suốt thời gian học, hạn chế tối đa sự gian lận trong khâu kiểm định chất lượng.

Với sự liên kết chặt chẽ cùng doanh nghiệp, FUNiX đã ký được cam kết với FPT Software, theo đó sinh viên hoàn thành 3/8 chứng chỉ sẽ được nhận vào làm việc tại đơn vị này. Cùng với đó, chương trình đào tạo của FUNiX cũng được Đại học FPT công nhận các học phần tương đương, sinh viên FPT có thể học Online tại FUNiX những môn đã được công nhận và gửi kết quả về trường bình thường.

Mô hình của FUNiX đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình và mong muốn tham khảo từ những đơn vị tham gia Hội thảo. GS. TSKH Lâm Quang Thiệp Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học tâm đắc: “Tôi đã theo dõi FUNiX ngay từ những ngày đầu, đây là trường Online đầu tiên tôi cho rằng có một hệ thống chương trình rất tốt.”

Cùng với phần chia sẻ về xây dựng học liệu, tại hội thảo, nhà sáng lập FUNiX Nguyễn Thành Nam cũng có nhiều chia sẻ xung quanh việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục từ xa – cụ thể là giáo dục trực tuyến bắt kịp tốc độ phát triển thế giới, đồng thời có nhiều góp ý về dự thảo Quy chế giáo dục từ xa trình độ Đại học.

Mai Phương

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực