Chuyên gia góp ý về thứ tự môn học trong chương trình mới
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội.
Dự thảo lần này được kỳ vọng như một cú hích chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn tới với nhiều điểm tiến bộ được các chuyên gia, thầy cô ghi nhận thông qua nhiều thay đổi đáng kể.
Nổi bật là giáo dục phổ thông 12 năm sẽ chia làm hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và Trung học cơ sở 4 năm) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp Trung học phổ thông 3 năm).
Tuy nhiên, trong các môn bắt buộc có phân hóa ở Trung học cơ sở thì Công nghệ và Hướng nghiệp được coi là môn học định hướng, nhưng ở Trung học phổ thông không thấy nội dung hướng nghiệp.
Đồng thời, theo Khung trình độ quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt, học sinh sẽ được phân luồng từ lớp 9, tức là sau đó các em có thể học tiếp Trung học phổ thông hoặc trung cấp nghề nghiệp, hoặc lao động tự do.
Dự thảo đưa các môn giáo dục an ninh, quốc phòng được đặt lên trước một số môn khác (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Thực tế trên thế giới, việc hướng nghiệp có nhiều giai đoạn, trong đó có 2 giai đoạn trọng yếu, các em phải tự lựa chọn và xây dựng hướng đi cho mình, thì ở Dự thảo chương trình mới chưa thấy rõ. Tuy nhiên, đánh giá về bản dự thảo này vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh và cách phân bổ chương trình.
Mặc dù theo giải thích của Ban soạn thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, hướng nghiệp sẽ được hòa chung vào các môn học khác nhau, nhưng Tiến sĩ Lê Đông Phương - Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho rằng:
Không thể lấy chương trình giáo dục phổ thông áp vào giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, mà cần phải xây dựng chương trình trung học phổ thông bám vào giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.Hướng nghiệp không thể chỉ định hướng qua môn Kỹ thuật và công nghệ hay Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Mỹ thuật... là đủ, mà cần được đưa thành những môn học ưu biệt, có bài kiểm tra đánh giá để từ đó các em định hình được năng lực bản thân phù hợp ngành nghề nào.
Bên cạnh đó, định hướng nghề cũng cần tính đến tính liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông với các bậc học khác.
Số môn học vẫn nhiều
Và trong lần thay đổi chương trình giáo dục này, kỳ vọng được xã hội đặt ra là việc sắp xếp lại các môn học hợp lý, tránh dàn trải, giảm tải chương trình và có tính tập trung, hướng nghiệp cao cho học sinh.
Thế nhưng, các môn học được đưa ra trong dự thảo dường như chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng này.
Nhiều chuyên gia nhận định tổng số môn học hơi nhiều và số tiết học cũng vậy.
Thậm chí, học sinh lớp 10 có tới 15 môn học bắt buộc và tự chọn bắt buộc, chưa tính 2 môn tự chọn. Tổng số tiết trong một năm học từ 985 tiết đến 1.184 tiết học tùy theo các cấp học.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học và trung học cơ sở (Ảnh chụp tài liệu)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng - Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) lại nhìn nhận chương trình học ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nếu học 29-30 tiết/tuần thì số lượng giờ cũng chiếm hết thời gian của một tuần, không còn thời gian dành cho sinh hoạt trường, lớp, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở trung học phổ thông (Ảnh chụp tài liệu)
Đặc biệt, ở bậc tiểu học chỉ nên dạy học sinh những thứ sơ đẳng, chứ như dự thảo thì hơi nhiều quá.Bà Phương nêu quan điểm, ở các nước chú trọng ưu tiên dạy học sinh những môn văn hóa. Giáo dục an ninh, quốc phòng cũng cần, nhưng không nên đặt ưu tiên hơn các môn học khác.
Trong khi đó, Phó giáo sư Nguyễn Thị Minh Phương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục thì có ý kiến khi xem thứ tự môn học trong hệ thống môn học mà dự thảo đưa ra, các môn giáo dục an ninh, quốc phòng được đặt lên trước một số môn khác.
Có ý kiến tương tự, Giáo sư Ngô Việt Trung - Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho rằng định hướng chương trình đặt môn giáo dục quốc phòng, an ninh lên hàng đầu, trước các nội dung giáo dục khác là không hợp lý.
“Trẻ ở tiểu học chỉ nên dạy đừng viết sai tiếng Việt, biết tính toán đơn giản, biết một số kỹ năng cần thiết là đủ... Đưa vào đó nhiều mục tiêu quá” , Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đánh giá.