29/05/2017 | 14:35
Bỏ biên chế giáo dục: Có thể tăng học phí để trả lương cho giáo viên?
Quan điểm bỏ biên chế giáo dục vẫn là tâm điểm của dư luận xã hội những ngày qua. Hiện một vấn đề được giới chuyên môn đặt ra là nếu bỏ biên chế giáo dục thì lấy nguồn tiền ở đâu để trả lương cho giáo viên.
Về vấn đề này, trao đổi với VOV.VN, GS.TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên có thể dựa vào việc tăng học phí ở một số cấp học không phổ cập giáo dục.
Về vấn đề này, trao đổi với VOV.VN, GS.TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên có thể dựa vào việc tăng học phí ở một số cấp học không phổ cập giáo dục.
Khó tăng thêm ngân sách nhà nước
Về việc tăng ngân sách nhà nước để trả lương cho giáo viên sau khi bỏ biên chế, GS Đào Trọng Thi cho rằng điều này khó khả thi. Hiện nay, nước ta đã dành 20% ngân sách để đầu tư cho giáo dục.
Trong khi đó, nhà nước còn nhiều lĩnh vực phải đầu tư, phát triển nên việc tăng ngân sách cho giáo dục là rất khó. Mặt khác, ngành giáo dục từ nhiều năm nay vẫn cố gắng đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Tăng học phí bậc ĐH, trường dạy nghề, mầm non ngoài công lập
Cụ thể, theo GS Đào Trọng Thi, đối với những cấp học phổ cập như: Mầm non 5 tuổi, Tiểu học, học sinh không phải đóng học phí; cấp THCS, THPT, việc thu học phí cũng không nhiều. Hay những vùng, miền khó khăn, vùng sâu, vùng xa, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ học sinh thì không thể tăng học phí.
Còn lại những cấp học không phổ cập giáo dục như ở bậc Đại học, trường dạy nghề; các trường mầm non ngoài công lập có thể dựa vào việc thu học phí của người dân để tăng lương cho giáo viên.
Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi lưu ý, việc thu học phí của người dân cũng chỉ ở mức giới hạn, thực hiện theo lộ trình, chứ không thể vượt quá khả năng kinh tế của đông đảo của nhân dân. Cùng với việc tăng học phí thì những bậc học, khu vực này phải nâng cao chất lượng đào tạo.
Cũng theo GS THhi, việc tăng lương cho giáo viên ở tất cả các cấp học là bài toán rất khó vì nhà trường, lĩnh vực giáo dục có đặc thù riêng, hoạt động không thể giống với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chúng ta phải đảm bảo cơ hội học tập cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Còn lại những cấp học không phổ cập giáo dục như ở bậc Đại học, trường dạy nghề; các trường mầm non ngoài công lập có thể dựa vào việc thu học phí của người dân để tăng lương cho giáo viên.
Tuy nhiên, GS Đào Trọng Thi lưu ý, việc thu học phí của người dân cũng chỉ ở mức giới hạn, thực hiện theo lộ trình, chứ không thể vượt quá khả năng kinh tế của đông đảo của nhân dân. Cùng với việc tăng học phí thì những bậc học, khu vực này phải nâng cao chất lượng đào tạo.
Cũng theo GS THhi, việc tăng lương cho giáo viên ở tất cả các cấp học là bài toán rất khó vì nhà trường, lĩnh vực giáo dục có đặc thù riêng, hoạt động không thể giống với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chúng ta phải đảm bảo cơ hội học tập cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Theo VOV.VN