5 điều nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy trong đơn xin việc của bạn
Vì vậy, bạn hãy "tút tát" để có bản CV ngắn gọn, rõ ràng và vừa đủ thông tin. Nó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng và gửi thông điệp cần thiết tới trước cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Bạn có là ứng cử viên phù hợp cho công việc?
Nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến một tấm sơ yếu lý lịch cung cấp thông tin về bằng cấp, trường đã từng học và kinh nghiệm làm việc ở các công ty trước đó của ứng viên. Dựa trên những thông tin trên CV của bạn sẽ giúp họ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc. Ví như, bạn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên, nhà tuyển dụng sẽ có thể yêu cầu bạn có một vài bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến việc viết lách hay kinh nghiệm đã từng viết bài trên các báo, tạp chí trước đó. Để chứng minh là một ứng viên nổi bật, bạn hãy chỉnh sửa CV của mình để nó thật phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới phần mô tả công việc và điền thêm một số thông tin phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bạn là ứng viên chăm chỉ, cẩn thận?
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp một ứng viên khi gửi CV vẫn dính lỗi đánh máy. Đôi khi, chính bạn sẽ đánh mất cơ hội để có một cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng chỉ vì lỗi nhỏ nhặt này. Không chỉ thể hiện sự phù hợp của bạn với công việc, CV còn giúp bạn gửi thông điệp về sự chăm chỉ và niềm tự hào về công việc đã làm như thế nào. Hãy chứng minh nó bằng một bản CV đẹp, không lỗi chính tả. Chỉ một lỗi nhỏ trong bản giới thiệu bản thân sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng và khiến họ bất an về bạn khi đảm nhiệm công việc. Sử dụng một form mẫu, trình bày sạch sẽ, đầy đủ và nhấn mạnh vào những ưu điểm của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được khả năng của bạn.
Bạn có thành tích gì trong quá khứ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại những ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng không ít người lại đánh giá thấp những ứng viên thiếu kinh nghiệm. Nếu bạn có kinh nghiệm hay thành tích nhất định, bạn hãy làm nổi bật nó để họ thấy bạn là người có năng lực, từng đạt được thành tựu chứ không phải ứng viên nhạt nhòa, thích nhảy việc.
Bạn có định hướng trong công việc không?
Mục tiêu nghề nghiệp là điều rất nhiều nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy trong CV của ứng viên. Nếu đơn thuần chỉ ghi lại công việc bạn mong muốn rất có thể nhà tuyển dụng đánh giá đó là ứng viên không xây dựng được định hướng cho công việc rõ ràng. Hãy thể hiện mục tiêu của bạn trong 3 đến 5 năm và không quên thể hiện sự chuyên nghiệp. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao và sẵn sàng cho bạn một cơ hội để đánh giá chính xác hơn về ứng viên sáng giá ở vị trí đang tuyển dụng.
Bạn có là ứng cử viên có kỹ năng, sở thích?
Thấy được chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có thêm một vài mối quan tâm đến kỹ năng cũng như sở thích của bạn. Trước hết, bạn phải có kỹ năng phù hợp với công việc, đó là điều tối quan trọng để có cơ hội trúng tuyển. Tiếp đó, nếu có một chút tài lẻ hay đam mê ở một môn thể thao nào đó đặc biệt là những môn gần với vị trí ứng tuyển thì đừng ngần ngại thể hiện nó trong CV. Qua sở thích cá nhân, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự sáng tạo, chủ động trong công việc của bạn. Đừng bỏ qua phần này mà hãy biến nó thành chìa khóa giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên còn lại.
Nha Trang