10/06/2017 | 19:45

Giáo viên muốn công bằng giữa trường phổ thông công và tư

Nữ giáo viên THPT ở Đồng Nai muốn các chính sách giáo dục hướng tới sự công bằng giữa các trường phổ thông công và tư.

Tại buổi báo cáo chương trình phổ thông đổi mới ngày 9/6, bà Lê Hải Xuân (giáo viên THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Đồng Nai) cho rằng, các chế độ chính sách đối với giáo viên công lập và ngoài công lập đang có khoảng cách khá lớn, trong khi dự thảo chương trình chưa quan tâm đến vấn đề này.

Bà Xuân dẫn chứng, giáo viên các trường phổ thông công lập khi tham gia các khóa cao học nhận được nhiều hỗ trợ, còn giáo viên tư thục gần như không có. Các chương trình hỗ trợ và những ưu đãi khác cũng dành cho trường công rồi mới đến các trường tư.

Ngay trong lĩnh vực đầu tư giáo dục, hai môi trường công và tư cũng có sự khác biệt. Nhiều doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nhưng không nhận được sự hỗ trợ đúng mức từ nhà nước, theo cơ chế thị trường họ phải thu học phí cao.

Trong khi đó, chính sách thường tập trung cho các trường trọng điểm, có cơ sở vật chất tốt, thường dành cho các học sinh có học lực khá, giỏi. Từ đó, những học sinh có học lực trung bình mà nhà nghèo khó có cơ hội tiếp cận với môi trường học tập tốt.

giao-vien-muon-cong-bang-giua-truong-pho-thong-cong-va-tu

Bà Lê Hải Xuân đặt vấn đề cần có chính sách công bằng giữa trường phổ thông công và tư. Ảnh: Thảo Ly.
Theo bà Hoa, chương trình mới đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy ở tiểu học nhưng giáo viên không được đào tạo bài bản thì việc thay đổi này chỉ gây lãng phí tiền của, công sức. ''Thời gian các chương trình tập huấn quá ngắn khiến giáo viên không thấu hiểu kế hoạch của Bộ Giáo dục và vấn đề trọng tâm cần thực hiện'', bà Hoa nói.Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Hoa (giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM) đánh giá, tổng quan chương trình mới hướng đến sự phát triển của học sinh khá toàn diện nhưng chưa dành sự quan tâm đúng mức việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông) đồng ý với cô giáo Xuân khi cho rằng, hệ thống trường dân lập hiện hoạt động khá tốt nên cần có sự công bằng trong chính sách, đầu tư ngân sách trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực.

Về bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, ông khẳng định ngành giáo dục quan tâm việc này nhưng cách làm cần thay đổi. Ông cho biết, khi triển khai chương trình hiện hành, Bộ Giáo dục đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên với nguồn kinh phí rất lớn nhưng hiệu quả không cao vì cách làm theo kiểu thấm dần từ trên xuống. 

"Chương trình mới thực hiện theo hướng dân chủ nên học sinh được nói, được bày tỏ kiến thức, quan điểm, giáo viên cũng phải tìm tòi, đổi mới", ông Thuyết cho hay.

Nhiều giảng viên, giáo viên khác bày tỏ ủng hộ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với những nội dung đổi mới, đột phá như xác định những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần cho học sinh, cho phép người học được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm. Song, các giáo viên đề nghị ban soạn thảo cần có lộ trình thực hiện phù hợp.

Hồi giữa tháng 4, Bộ Giáo dục công bố dự thảo chương trình phổ thông tổng thể với nội dung giảm số môn học, không quy định cứng thời gian từng môn, việc dạy Ngoại ngữ có thể bắt đầu từ lớp 1, lớp 10 học sinh được định hướng nghề nghiệp...

Thảo Ly

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực