18/05/2017 | 12:59

Giáo dục Việt Nam "dậy thì" mãi mà chưa biết bao giờ mới thành công

Giáo dục Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu lần cải cách, đổi mới nhưng cái điệp khúc ấy của lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác mà chưa biết đến bao giờ mới xong.
“Cải cách giáo dục” - cụm từ thoạt đầu mới nghe người ta cứ dễ lầm đó là một cụm từ biểu hiện cho tinh thần cầu tiến, ham đổi mới. Tuy nhiên, người nghe ở đất nước Việt Nam đã nghe quá nhiều đến mức phải thốt lên như nhân vật của Vũ Trọng Phụng rằng: “Biết rồi, khổ lắm, cải mãi!”
 

Năm 2017 là "giao thừa" cho một cuộc cải cách lớn của Bộ GD

Tính từ năm 1950 đến nay, giáo dục Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc cải cách cải đổi. Đầu tiên là việc bỏ học phân ban tú tài sang đào tạo phổ thông hệ 9 năm rồi 10 năm và thành 12 năm như bây giờ nhưng rồi cũng trở về hệ tú tài. Thứ hai là từ chuyện phân ban, rồi lại bỏ phân ban, sau đó lại vừa phân ban vừa không phân ban. 

Trong vòng khoảng mười năm trở lại đây, tốc độ cải đổi, cải cách càng tăng chóng mặt. Gần như năm nào ngành giáo dục cũng có một vài thay đổi khiến cho cả giáo viên và học sinh quay mòng mòng như… dế.

Còn năm nay sẽ là năm “giao thừa” cho một cải cách “lớn”: Chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng vào năm 2018.
 


Chỉ thích sửa chữa, "cải tiến vặt"

Với dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đang được lấy ý kiến dư luận xã hội đang bị đặt ra nhiều câu hỏi. Một trong số nhiều câu hỏi ấy là vì sao chúng ta không học tập hẳn một mô hình giáo dục tiên tiến nào đó trên thế giới?

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại "phản pháo" rằng việc học tập như vậy là không nên và không phù hợp với đặc thù đất nước.

Nếu nói về việc gìn giữ bản sắc và đặc thù đất nước, hãy nhìn cách làm của những nước láng giềng với chúng ta. Nhật Bản vốn có một nền văn hóa truyền thống lâu đời nhưng vẫn phải học theo người Mỹ về thiết chế giáo dục đại học, dù coi họ là kẻ thù.

Tương tự là đất nước Hàn Quốc, để nền giáo dục của xứ sở kim chi "cất cánh" được như ngày hôm nay, họ đã kết hợp mô hình giáo dục của Nhật và Mỹ. Họ sẵn sàng dịch các sách giáo khoa về khoa học tự nhiên và ngoại ngữ của nước ngoài và biên soạn lại các sách về khoa học xã hội để dạy học sinh.
 

Tại sao không "bê" của nước ngoài về cho học sinh "du học tại chỗ"?

Một vấn đề đặt ra là, nếu cho rằng các thiết chế giáo dục của các nước tiên tiến là không phù hợp với tình hình đất nước thì tại sao nước nhà lại có cả trăm ngàn sinh viên học sinh đi du học?

Nhiều du học sinh hay quan chức khi đi du học về rất hữu dụng và thậm chí còn được trọng vọng quá mức về bằng cấp này, học vị nọ?

Vậy vì sao chúng ta không có kế hoạch “bê” các thiết chế giáo dục đó về rồi biên soạn, thay đổi để mọi học sinh, sinh viên đều có thể là “du học sinh tại chỗ”? Vì lý do gì mà chúng ta không học tập những mô hình thành công trong việc giáo dục nhân văn và kỹ thuật?

Dư luận vẫn đang dõi theo những cải cách của ngành giáo dục vào không ngừng thắc mắc bao giờ thì ngành giáo dục, ngành có nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất nước, mới “dậy thì thành công”?
 
(Tổng hợp)

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực