21/05/2017 | 10:10

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, chương trình giáo dục phổ thông mới đến lớp 10 vẫn học nhiều môn. Có nên chăng tăng bậc tiểu học nên 6 năm và đưa 10 xuống cấp 2 cho hoàn chỉnh?

Mới đây, trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP HCM, PGS.TS Tràn Xuân Nhĩ đã đưa ra nhiều ý kiến phản biện về dự thảo chương trình giáo dục tổng thể. Trong đó, ông đề cập nhiều đến vấn đề chương trình học còn nặng nề và phân cấp học, phân hóa chương trình sao cho hợp lý.

Lớp 10 vẫn phải học nhiều môn, phân luồng chưa rõ ràng

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra một điểm thiếu sự ăn khớp. Đó là theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, sau bậc THCS giáo dục sẽ thực hiện phân luồng.

Tuy nhiên, trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, đến lớp 10 học sinh vẫn phải học khá nhiều môn. Việc phân hóa, hướng nghiệp cho học sinh được thực hiện từ lớp 11. Về phần này, dự thảo chươn trình giáo dục mới chưa thật tinh giảm mà còn khá nặng nề, đặc biệt, việc phân luồng chưa rõ ràng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?

Tăng cấp 1 lên 6 năm, đưa lớp 10 xuống cấp 2

Theo ông Nhĩ, về cấu trúc chương trình mới, có cảm giác tương tự như giáo dục Singapore và một số nước khác. Nhưng thực tế, ở Singapore, bậc tiểu học là 06 năm, bậc THCS là 04 năm và bậc THPT chỉ có 02 năm. Còn ở Việt Nam, bậc tiểu học vẫn 5 năm, bậc THCS 04 năm và bậc THPT là 3 năm.

Ông Nhĩ cho rằng, chính việc phân cấp như vậy khiến lãnh đạo các trường, đặc biệt là trường cấp 3 gặp lúng túng khó khăn về việc bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên sao cho hợp lý tiết kiệm.

“Nếu giả dụ theo mô hình này trong điều kiện chúng ta đang thừa giáo viên cấp 1, cấp 2  thì phải chăng nên đưa cấp 1 giống như Singapore (sáu năm), đưa lớp 10 xuống cấp 2 xem như hoàn chỉnh cấp 2. Sau đó đến cấp 3 thực hiện việc phân hóa, phân luồng cho rõ ràng” , ông Nhĩ cho hay.

Mới chú trọng việc học sinh học để thi

Ông Nhĩ chia sẻ thêm, nếu tăng số năm bậc tiểu học lên 6 năm thì vẫn không thiếu giáo viên bởi vẫn sử dụng được đội ngũ giáo viên như hiện tại. Tiếp theo, nếu đưa lớp 10 xuống cấp 2 vẫn học theo các bộ môn, giáo viên cấp 2 vẫn có thể vươn lên dạy được. Vấn đề là tập trung cho việc phân hóa, phân luồng ở cấp 3 và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu mới.

Ông Nhĩ đề xuất: “Theo mô hình của Singapore cũng tốt thôi, ở cấp 1, cấp 2 hoàn chỉnh kiến thức phổ thông, cấp 3 phân hóa, phân luồng một cách triệt để. Hiện giờ, dự thảo mới đưa ra ý tưởng nhưng chưa đưa ra cách thực hiện”.

Bên cạnh đó, ông Nhĩ cũng đề cập đến việc, trên thế giới bất cứ nước nào cũng phải bố trí một kỳ thi THPT vì bằng THPT sẽ đi theo học sinh suốt cả đời, đánh giá một giai đoạn đào tạo. Trong khi đó, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới mới đang coi nhẹ vấn đề này, mà chỉ chú trọng nhiều vào việc để học sinh thi vào ĐH.

Tổng hợp

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực