23/04/2017 | 13:17

Kinh nghiệm ôn thi THPT 2017 ( Kỳ 1 : Làm thế nào để có kết quả cao ở bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử)

Kinh nghiệm tất cả các môn và những sai lầm cần tránh khi ôn trắc nghiệm một toán, Làm thế nào để có kết quả cao ở bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, Kinh nghiệm ôn thi môn trắc nghiệm môn Địa, Học môn GDCD như thế nào để có kết quả cao nhất....
Khác với tình hình của ngày 6/9 sau khi dự thảo được công bố, sau ngày 28/9 chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp và THPT thì chúng tôi dạo quanh các diễn đàn xã hội thì thấy không còn những status, những lời kêu than, đề xuất và cũng không còn những lá tâm thư mà chỉ là lặng lặng share cho nhau quyết định cuối cùng của Bộ Giáo dục cho kỳ thi này. Cũng dễ hiểu thôi vì có lẽ điều mà tất cả các sĩ tử quan tâm lúc này là làm thế gì để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Baitap123.com với vai trò người ta vấn, xin chia sẻ các kinh nghiệm tất cả các môn với loạt bài như những sai lầm cần tránh khi ôn trắc nghiệm một toán, Làm thế nào để có kết quả cao ở bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, Kinh nghiệm ôn thi môn trắc nghiệm môn Địa, Học môn GDCD như thế nào để có kết quả cao nhất....

kinh nghiem lam bai thi

Bất kỳ môn học nào, để học tốt cũng có thể là dễ nhưng cũng thật là khó nếu chúng ta không tìm hiểu kinh nghiệm và phương pháp để học và thi.

Nếu với khối A là sự tư duy lôgic của những con số thì khối C lại là sự tư duy lôgic của ngôn từ.

Riêng trong khối C, mỗi môn lại có những cách học khác nhau, với môn lịch sử cũng vậy, lịch sử là dòng chảy của những sự kiện những cột mốc thời gian khác nhau. Ở đó bạn phải có sự ghi nhớ, không phải là ghi nhớ một cách mơ hồ mà lịch sử đòi hỏi tính chính xác.

Chính vì vậy để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh nghiệm học hợp lý về tâm lý và thời gian, đặc biệt trong kỳ thi THPT năm 2017 môn lịch sử là một trong số 8 môn thi ở hình thức thi trắc nghiệm. Sau đây xin chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm để học môn lịch sử để thi theo hình thức trắc nghiệm.

1. Về kiến thức môn lịch sử

-Phải có cái nhìn tổng thể về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong chương trình ôn thi đại học. Khi học, yêu cầu đầu tiên là các ban phải có phương pháp phân kì lịch sử, phải vẽ được bức tranh lịch sử gồm nhiều giai đoạn với tên gọi và những đặc điểm riêng của từng giai đoạn. Có thể hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, bằng bảng hệ thống… Dù làm cách nào cũng đòi hỏi các em phải có sự đầu tư cho việc hệ thống hóa lại bài học.

Tiếp đó, với mỗi giai đoạn, các bạn lại đi sâu nắm những nội dung và sự kiện chính, có ý nghĩa quan trọng.

-Lịch sử là một dòng chảy với những sự kiện liên tục, diễn ra theo trình tự thời gian. Các sự kiện lịch sử thường có liên quan logic với nhau, sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Nếu chúng ta hiểu quy luật này thì học Lịch sử rất dễ. Còn nếu học kiểu nhảy cóc, học vẹt, thiếu sự liên kết thì rất khó nhớ.

-Cần phải đọc kỹ đọc nhiều lần để ghi nhớ, người ta bảo văn ôn võ luyện. Nếu những gì đập vào mắt nhiều lần thì ta sẽ càng nhớ sâu. Trong quá trình học cần phải biết phân tích tổng hợp, nhìn nhận một vấn đề, các sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này thì ta cần phải liên tưởng đến sự kiện trước và sau nó.

-Tuy nhiên không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có sự tư duy. Nếu bạn cho rằng học khối C nói chung, lịch sử nói riêng chỉ cần nhớ là đủ thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

-Trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học luôn cần các thí sinh có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá dựa trên sự ghi nhớ một cách chính xác về lịch sử, đối với mỗi dạng bài bạn cần chuẩn bị cách làm bài phù hợp ở các thể loại khác nhau, như chứng minh hay so sánh. Khi nhìn nhận một vấn đề phải dựa vào bối cảnh lịch sử chung, có thể là trong nước hoặc thế giới.

-Hiện nay các tài liệu tham khảo cho môn lịch sử cũng khá nhiều nhưng bạn cần phải đọc và tiếp cận với những nguồn tin chính thống, có thể đọc qua sách vở với các nhà xuất bản uy tín hoặc cũng có thể học bằng cách xem các phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm. Các em có thể tham khảo phần tóm tắt nội dung môn lịch sử 12 trên trang web baitap123.com với các nội dung chính được chia theo các chuyên mục như: 

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2

Liên xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga

Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 - 2000)

Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

Quan hệ quốc tế (1945 - 2000)

Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

Ngoài ra còn có tài liệu cho học sinh lớp 10 và 11 để học tập, tìm tài liệu qua các chương và các mốc thời gian, lịch sử quan trọng để các em học sinh dễ học tập và làm bài hơn.

2. Về phương pháp học

Ngoài niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử bạn cần có cho mình những phương pháp học phù hợp, với mỗi bạn có thể có những phương pháp khác nhau miễn sao là có hiệu quả.

Vì vậy, bạn có thể tự sáng tạo cho mình các cách học riêng, khi làm bài cần đọc kỹ câu hỏi, xác định đề yêu cầu những gì và mình sẽ triển khai ý trong đề ra như thế nào, tránh dài dòng lan man. Sau đây là 1 số gợi ý phương pháp học để các bạn tham khảo.

+ "Phân tán lực lượng địch": chia các bài học thành các giai đoạn, liệt kê các vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu "chiến đấu" từng chút một. Mỗi ngày 1 phần hoặc nhiều hơn cũng được.

+ "Đánh chắc thắng chắc": học bài nào dù cho có khó đến mấy cũng phải học cho xong, không được bỏ cuộc, xong bài nào là dứt điểm bài đó.

+ "Có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập tự do”: học tập kiên trì và không để các ứng dụng của cuộc sống hiện đại quấy nhiễu như mạng xã hội, game...Những khi mệt mỏi, hãy nấu một bữa ăn, đọc 1 cuốn truyện, hoặc là đi long nhong trong xóm chơi... khuây khỏa rồi học tiếp.

+ Học các diễn biến thì nên vẽ sơ đồ ra, rồi đọc lại như tự kể chuyện cho người khác nghe, không cần vẽ đẹp, chỉ cần giúp cho bản thân hình dung được nó đánh nhau ở đâu, tấn công đường nào, rồi rút đường nào.

+Học các con số ngày tháng thì chỉ cần nhớ những ngày tháng năm quan trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ "tương đối", tối thiểu là cuối hoặc giữa hoặc đầu tháng là được rồi.

+ Dùng sơ đồ tự vẽ để học diễn biến, dùng sơ đồ nhánh để học chi tiết các hoạt động, âm mưu, ý nghĩa, ... Học từ khóa trước rồi học cả nội dung của đoạn đó....Học từng bài xong, nắm chắc các sự kiện thì mới "bon chen" làm các câu đối chiếu, so sánh, phân tích, …

Khảo sát ý kiến khách hàng

Theo bạn, Việt Nam nên học mô hình giáo dục của nước nào?

Mỹ
Trung Quốc
Singapore
Nga
Không nước nào

Mã xác thực